Trong phiên giao dịch cuối cùng của quý I/2024, VN-Index đã giảm hơn 6 điểm, chấm dứt mạch tăng của 3 phiên trước đó. Sự suy yếu của nhóm trụ cột khiến VN-Index không thể giữ được mốc 1.290 điểm.
15h: Từ sau 14h, VN-Index đảo chiều giảm giá mạnh, xoá bỏ hết nỗ lực từ đầu giờ chiều của phiên mua. Nhiều cổ phiếu vốn hoá lớn cùng giảm điểm đã gây áp lực lớn lên thị trường chung. Đóng phiên ATC, VN-Index giảm 6,09 điểm xuống còn 1.284,09 điểm, kết thúc chuỗi tăng điểm 3 phiên liên tiếp.
Tuy nhiên, một số nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đã có diễn biến giá ngược dòng thị trường như hoá chất, cao su, dầu khí, bất động sản… Đáng kể nhất là bộ đôi TCH-HHS.
Trong các phiên giao dịch trước đó, nhiều nhóm cổ phiếu kể trên thường đảo chiều tăng trước khi toàn thị trường phục hồi rõ rệt.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 14 liên tiếp với giá trị 800 tỷ đồng. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu MSN (-219 tỷ đồng), VND (-190 tỷ đồng), VHM (-150 tỷ đồng)…
Trên thị trường chứng khoán phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai VN30 đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 29/3.
14h: VN-Index xuất tín hiệu đảo chiều tăng. Đà giảm được thu hẹp chỉ còn gần 4 điểm. Nhiều cổ phiếu Midcap đã bắt đầu tăng mạnh trở lại như CSV (+5%), TCH (+4%), DRC (+5%), SIP (+4%)…
Mặc dù vậy độ rộng vẫn nghiêng về phe bán với hơn 150 mã tăng và hơn 300 mã cổ phiếu giảm.
>> Chuyên gia gọi tên nhóm cổ phiếu tâm điểm của tháng 4
11h30: VN-Index tiếp tục đà giảm khi các cổ phiếu vốn hoá lớn khác như VHM, MSN… gia nhập team “đỏ”. Tính đến hết phiên sáng, VN-Index giảm 6,16 điểm.
VND tiếp tục là cổ phiếu bị Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất với 121 tỷ đồng, tiếp đó là VHM và STB. Ở chiều ngược lại khối ngoại mua ròng mạnh MWG (43 tỷ đồng).
Các nhóm cổ phiếu tích cực ngược dòng thị trường ngoài nhóm cảng biển còn có nhóm dầu khí (CNG, PVS, PVD…) và nhóm cao su (DRC, DRI, DPR, GVR…).
Tổng giá trị giao dịch trong phiên sáng nay là 12.170 tỷ đồng.
10h30: VN-Index gặp áp lực chốt lời mạnh, giảm hơn 4 điểm, VN30 giảm hơn 6 điểm. Áp lực từ đà giảm mạnh của nhiều cổ phiếu Midcap cùng với nhóm ngân hàng nhẹ khiến VN-Index không đủ lực đỡ thị trường.
Điểm sáng bất ngờ xuất hiện ở nhóm cổ phiếu cảng biển và vận tải biển khi nhiều hầu hết đều giữ được sắc xanh thậm chí là tăng mạnh có thể kể đến PHP, VSC, DVP…
Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với gần 300 mã giảm điểm.
Tổng cục Thống kê vừa công bố cho biết, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước. Tính chung quý I/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
9h30: VN-Index kết thúc ATO tại 1.292,46 điểm, tăng 2,28 điểm, chỉ số sau đó giảm hơn 4 điểm, sau đó tăng nhẹ trở lại. Hiện tại VN-Index đang giằng co quanh vùng giá tham chiếu.
Trước đó VN-Index đã có 3 phiên tăng liên tiếp hơn 23 điểm.
Khối ngoại có tiếp tục bán ròng trên sàn HoSE, trong đó các cổ phiếu bị bán ròng mạnh nhất là VND, VHM, VNM, …
PNJ hiện là cổ phiếu bluechip hiếm hoi có diễn biến giá tương đối tốt (+2%). Ở chiều ngược lại một số cổ phiếu Midcap đã tăng mạnh trong các phiên trước đó bắt đầu suy yếu như CTR (-3,3%), FRT (-2%)…
Độ rộng thị trường nghiêng về bên giảm với gần 180 mã cổ phiếu giảm điểm và gần 120 mã tăng điểm.
>> Nhận định chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư có nên dừng mua và đưa ra các mốc chặn lãi?
Nhận định chứng khoán 29/3: Tín hiệu thị trường vượt 1.300 điểm yếu dần?
Nhận định chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư có nên dừng mua và đưa ra các mốc chặn lãi?