Bất động sản

Thông hầm xuyên núi trên cao tốc 14.300 tỷ đồng giáp Trung Quốc, rút ngắn thời gian di chuyển xuống Thủ đô chỉ còn một nửa

Nguyễn Lữ 08/12/2024 20:00

Hầm thuộc dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch đề ra.

Ngày 7/12, hạng mục hầm Đông Khê của dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh chính thức thông xe. Hầm Đông Khê dài gần 500m, tiến độ vượt 2 tháng so với kế hoạch đề ra, đánh dấu cột mốc quan trọng tại Dự án PPP đầu tư đường cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Hầm Đông Khê là hạng mục đầu tiên hoàn thành tại dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Để hoàn thành việc đào thông hai nhánh hầm, đội ngũ kỹ sư và công nhân đã vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt về địa chất, đạt tốc độ thi công trung bình 2,86md/ngày.

Ngay sau khi hầm Đông Khê được thông, đội ngũ kỹ sư và công nhân sẽ triển khai các công đoạn tiếp theo như đào hạ nền, gia cố, lắp đặt ván khuôn để đổ bê tông vỏ hầm, lắp đặt hệ thống thiết bị ITS.

> > Cầu vượt bằng thép lớn nhất Việt Nam: 800m sử dụng 4.000 tấn thép, kết nối một đường quốc lộ đến sân bay Nội Bài

Vị trí xây dựng hầm Đông Khê trên cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Ảnh: Báo Giao Thông
Vị trí xây dựng hầm Đông Khê trên cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh. Ảnh: Báo Giao Thông

Được biết, vùng núi khu vực Cao Bằng và Lạng Sơn có những dãy đá vôi cùng hệ thống hang động dày đặc. Vì vậy, công tác đào hầm luôn có rủi ro và ban quản lý đã luôn chuẩn bị giải pháp kỹ thuật xử lý để đảm bảo an toàn thi công và chất lượng công trình.

Với điều kiện địa chất yếu, việc thi công hầm khá khó khăn, nhà thầu sử dụng pháp NATM “hệ Đèo Cả” – kỹ thuật đào hầm tiên tiến và linh hoạt, phù hợp với nhiều dạng địa chất khác nhau. NATM là phương pháp đào hầm tiên tiến bậc nhất thế giới, vận dụng đào 3-4 mũi cùng lúc. Một trong những ưu điểm lớn nhất của phương pháp NATM là khả năng áp dụng với mọi loại hình dạng, tiết diện ngang công trình song để tạo ra một trường ứng suất “hài hòa” trong khối đá xung quanh.

Hệ thống thiết bị hiện đại của Tập đoàn Đèo Cả, như máy khoan và máy phun tự hành, cũng được sử dụng, mang lại hiệu quả và độ an toàn cao trong quá trình thi công.

Công trường đào hầm Đông Khê. Ảnh: Đèo Cả Group
Công trường đào hầm Đông Khê. Ảnh: Đèo Cả Group

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP), dự án có tổng chiều dài 121km, được khởi công ngày 1/1/2024. Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng.

Giai đoạn 1 của dự án có tổng mức đầu tư sơ bộ là trên 14.300 tỷ đồng, bao gồm hai hầm chính: Đông Khê và Thất Khê. Nhà đầu tư là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả - Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng ICV Việt Nam, Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả - Công ty cổ phần Xây dựng công trình 568.

Các đoạn qua cầu, hầm có 4 làn xe hoàn chỉnh, đường chính có 2 làn xe. Chủ đầu tư cũng giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh.

Đến nay công tác giải phóng mặt bằng dự án đạt 93,6%, riêng đoạn qua tỉnh Cao Bằng đạt 99%, đoạn qua tỉnh Lạng Sơn đạt 90%. Hai tỉnh đồng lòng phấn đấu đến hết tháng 12 sẽ bàn giao 100% mặt bằng của dự án.

Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh khi hoàn thành sẽ kết nối hai tỉnh giáp ranh Trung Quốc là Cao Bằng và Lạng Sơn, kết nối vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô với miền núi phía Bắc. Theo đó, tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6-7 giờ xuống còn 3,5 giờ.

> > Hỏa hoạn khiến khu chung cư 3 tầng đổ sập một phần, nhiều nạn nhân bị kẹt dưới đống đổ nát chưa rõ tình trạng

Hiện trạng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua địa bàn Đồng Nai

2 ngày nữa sẽ phân luồng ô tô đi cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/thong-ham-xuyen-nui-tren-cao-toc-14300-ty-dong-giap-trung-quoc-rut-ngan-thoi-gian-xuong-thu-do-chi-con-nua-thoi-gian-264549.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Thông hầm xuyên núi trên cao tốc 14.300 tỷ đồng giáp Trung Quốc, rút ngắn thời gian di chuyển xuống Thủ đô chỉ còn một nửa
    POWERED BY ONECMS & INTECH