Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ

05-06-2024 20:00|An Nhiên

Sau khi hoàn thành, dự án Nạo vét, gia cố suối Cái của tỉnh này sẽ trở thành trục thoát nước quy mô lớn, đảm nhiệm việc tiêu thoát nước cho lưu vực hơn 22.500ha.

Đại công trình thoát nước với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng

Dự án Nạo vét, gia cố suối Cái đoạn từ cầu Thợ Ụt đến sông Đồng Nai được xem là một trong những công trình trọng điểm được tỉnh Bình Dương đầu tư xây dựng.

Dự án này đi qua các phường Phú Chánh, Vĩnh Tân, Tân Hiệp thuộc TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Việc đầu tư dự án này nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu thoát nước mưa, nước thải đã qua xử lý cho lưu vực suối Cái, góp phần cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị và kết hợp khơi thông giao thông trên khu vực.

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Phối cảnh dự án trục thoát nước suối Cái và cầu đường. Ảnh: Internet

Theo tìm hiểu, dự án Nạo vét, gia cố suối Cái có tổng chiều dài gần 19km, gồm tuyến suối Cái nhánh chính ra cầu Tổng Bàng (dài 14,3km) và nhánh phụ ra cầu Bà Kiên (chiều dài 4,6km), có tổng mức đầu tư hơn 4.942 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách của Nhà nước do Ban Quản lý dự án (BQLDA) ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư, theo báo Người Lao Động.

Việc nạo vét, mở rộng gia cố và xây dựng các công trình hoàn thiện bao gồm: Tuyến suối Cái nhánh chính (ra cầu Tổng Bàng) với chiều dài khoảng 14.500m, từ cầu Thợ Ụt (K0+000) theo hướng cầu Tổng Bảng đến K14+500 (sông Đồng Nai).

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Một góc của Dự án Nạo vét, gia cố suối Cái khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Báo Người Lao Động

Tuyến suối Cái thuộc nhánh phụ (cầu Bà Kiên) có chiều dài 4.700m, K0 bắt đầu từ K11+250 trên tuyến suối Cái chính theo hướng cầu Bà Kiên đến K4+700 (sông Đồng Nai). Đất đào hai bên sẽ được tận dụng để đắp bờ, đường giao thông dọc kênh và vỉa hè, cây xanh giáp bờ kênh và khu dân cư.

>> Màn 'bắt tay' 15.400 tỷ giữa Hòa Bình và tỉnh đông dân nhất Việt Nam có gì đặc biệt?

Về công trình trên kênh sẽ giữ nguyên hiện trạng các cầu như Thợ Ụt, Bến Sắn, Khánh Vân, Tổng Bàng. Tiến hành nạo vét tối đa kênh hiện trạng dưới cầu, xây dựng cống qua đường hai bên cầu, đầu tư các cống băng đường để kết nối vào các tuyến suối.

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Phối cảnh trục thoát nước suối Cái và đường giao thông bên cạnh. Ảnh: Internet

Dự án được triển khai trên diện tích đất 187,32ha, trong đó đất sông rạch khoảng 40,33ha. Để hoàn thành dự án sẽ phải giải tỏa trắng 92 hộ, dự kiến bố trí tái định cư vào các khu tái định cư trên địa bàn TX. Tân Uyên.

Chậm tiến độ do gặp mùa mưa

10 gói thầu thi công xây dựng trong đó 2 gói thầu (2A, 2B) đã được triển khai thi công từ 2/1, khối lượng thực hiện đạt khoảng 22%. Trong đó, gói thầu thi công xây dựng số 2A có chiều dài 3.450m từ cầu Thợ Ụt đến suối Vĩnh Lai.

Gói thầu thi công số 2B có chiều dài 2.408m từ suối Vĩnh Lan đến trước cầu Bến Sắn. Với gói thầu này, hiện nhà thầu đã tiến hành đào kênh dẫn dòng, đắp đường thi công từ K0+200 đến K2+425 phía bờ phải, gia công ván khuôn, cốt thép, đổ cọc bê tông, cọc đại trà, thi công đúc cọc thí nghiệm cầu giao thông...

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Do gặp mùa mưa nên tiến độ thực hiện dự án đang bị chững lại. Ảnh: Báo Người Lao Động

Gói thầu 2B hiện đã phát quang mặt bằng và phong hoá một số đoạn, đã tiến hành đào kênh dẫn dòng, đắp bờ bao bãi thải số 7 cũng như vận chuyển đất bóc phong hóa, đất đào kênh dẫn dòng vào bãi thải số 7.

Để triển khai gói thầu 2A và 2B, Trung tâm phát triển quỹ đất TP. Tân Uyên đã tiến hành giải phóng mặt bằng cho 248 trường hợp bị ảnh hưởng trong đó có 247 hộ dân và 1 tổ chức; tiến hành bồi thường và bàn giao mặt bằng đạt 88% diện tích mặt bằng của đoạn từ sau cầu Thợ Ụt đến trước cầu Bến Sắn.

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Tiến độ thi công của 2 gói thầu hiện đang được thúc đẩy triển khai. Ảnh: Báo Người Lao Động

Thời điểm hiện tại do bước vào mùa mưa nên lượng nước đổ về tuyến suối Cái nhiều, gây nên tình trạng ngập toàn bộ các khung vây thi công. Trung bình cứ mất 3-5 ngày mới bơm cạn nước, vệ sinh khung vây để tiếp tục thi công, điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công của 2 gói thầu.

Đơn vị quản lý dự án hiến kế "gỡ khó"

Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, BQLDA ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương và nhà thầu thi công đã kiến nghị sử dụng các tuyến đường để vận chuyển vật tư, vật liệu, đất dư thừa vào các bãi trữ, bãi thải trong quá trình thi công 2 gói thầu theo như lộ trình đã được khảo sát.

Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
Gói thầu 2B hiện đã phát quang mặt bằng và bóc phong hóa một số đoạn. Ảnh: Báo Người Lao Động

Trước đó ngày 23/2, Chủ tịch UBND TX. Tân Uyên (Bình Dương) - ông Đoàn Hồng Tươi cho biết, địa phương đang đẩy nhanh tiến độ để sớm thực hiện dự án Nạo vét và gia cố suối Cái. Ông Tươi bày tỏ đây là công trình lớn mà địa phương mong đợi từ rất lâu nhằm phòng, chống ngập và tạo cảnh quan đô thị.

"Chúng tôi ước ao mở được trục thoát nước Suối Cái, đây là hệ thống thoát nước rộng chưa từng có, thu được cả miền Đông Nam Bộ", ông Đào Hồng Tươi chia sẻ trên báo Tiền Phong.

Sau khi hoàn thành, dự án đảm nhiệm việc tiêu thoát nước cho lưu vực hơn 22.500ha, gồm 3.200ha đất các khu, cụm công nghiệp và xây dựng 37,4km đường giao thông cấp khu vực.

Từ ngày 1/5/2024, Bình Dương sẽ trở thành tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước khi thị xã Bến Cát chính thức lên thành phố trực thuộc tỉnh. Theo đó, 5 thành phố của tỉnh Bình Dương là: Bến Cát, Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Thuận An và Dĩ An.

>> Vùng ‘cửa ngõ’ Đông Nam Bộ đặt mục tiêu khởi công 8 dự án nhà ở xã hội trong năm 2024

Bộ trưởng Bộ TN&MT nói gì về việc lấn biển để xây dự án?

Vẫn chưa thu được 36 tỷ đồng tạm ứng 5 gói thầu thuộc dự án sân bay lớn nhất Việt Nam

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-co-nhieu-thanh-pho-nhat-ca-nuoc-chi-gan-5000-ty-dong-lam-dai-cong-trinh-thoat-nuoc-cuu-nguy-ca-vung-dong-nam-bo-237487.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước chi gần 5.000 tỷ đồng làm đại công trình thoát nước, 'cứu nguy' cả vùng Đông Nam Bộ
POWERED BY ONECMS & INTECH