Nhiều năm qua, tỉnh nằm trong vùng quy hoạch Thủ đô này luôn là điểm sáng trong cả nước về thu hút FDI.
Theo ông Trịnh Việt Hùng Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các địa phương trong thực hiện và hoàn thành mục tiêu về tăng trưởng kinh tế được dự báo có xu hướng phục hồi. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên tích cực đổi mới, sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân.
Thái Nguyên là một trong 5 tỉnh sớm nhất cả nước được Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định, phê duyệt quy hoạch 12 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích trên 6.300ha.
Đến năm 2025, tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030, tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo trình độ cao; là cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và vùng Thủ đô Hà Nội.
Thái Nguyên đã phát huy được vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng kết nối giao thông tương đối đồng bộ trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Thời gian từ sân bay Nội Bài - Hà Nội di chuyển đến các khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh chỉ từ 20-40 phút.
Tỉnh cách cảng Hải Phòng - cảng biển lớn nhất miền Bắc khoảng 150km, đồng thời tiếp cận với trục giao thông kết nối với cửa khẩu quốc tế giúp việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa thuận tiện. Là đầu mối giao thông quan trọng và thuận lợi, kết nối với các tỉnh trong vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh trong vùng quy hoạch Thủ đô.
Ngày 12/4, bà Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) và các nhà đầu tư do ông Norio Aoki, Thị trưởng Hội đồng thành phố làm Trưởng Đoàn, đến tìm hiểu cơ hội hợp tác và đầu tư tại Thái Nguyên.
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên mong muốn được đón tiếp các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư tại Thái Nguyên và khẳng định tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi, cởi mở trong khuôn khổ pháp luật, nâng cao chất lượng cải cách hành chính, chuyển đổi số; chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư để kịp thời giải quyết, củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư đã và đang thực hiện dự án đầu tư tại tỉnh.
Đoàn công tác ông Norio Aoki, Thị trưởng Hội đồng thành phố Kawasaki mong muốn được đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực y tế tại Thái Nguyên.
Ông Lê Kim Phúc, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Thái Nguyên cho biết, phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đã đạt được kết quả tích cực, tăng trưởng kinh tế ở mức cao. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp tăng tốc cùng với việc thu hút FDI đã tạo ra sự bứt phá và đóng góp rất lớn cho tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên.
Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nhiều năm qua tỉnh Thái Nguyên luôn là điểm sáng trong cả nước. Năm 2023, toàn tỉnh có 41 dự án FDI cấp mới với tổng số vốn đăng ký đạt 253,38 triệu USD, 17 lượt dự án tăng vốn với số vốn đăng ký đạt 136,23 triệu USD.
Trong quý I/2024, thu hút FDI tiếp tục được quan tâm và đạt nhiều kết quả tích cực với 0 dự án đầu tư mới và 3 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 478 triệu USD, đưa Thái Nguyên đứng thứ 4 cả nước về thu hút vốn FDI. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh có 218 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 11,2 tỷ USD. Lợi thế hạ tầng là một trong những điểm cộng giúp Thái Nguyên hấp dẫn nhà đầu tư cả ngoại lần nội .
Ông Phúc cho biết, đất công nghiệp của tỉnh được quy hoạch trên 4.000ha; trong đó có khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình là điều kiện thuận lợi để triển khai các dự án đầu tư công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp bán dẫn...
Những điểm sáng trong thu hút đầu tư đã tiếp tục đưa Thái Nguyên vào Top các tỉnh, thành phố thu hút vốn FDI cao nhất cả nước.
Nhằm tập trung đẩy nhanh đầu tư phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp mới được bổ sung quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất công nghiệp, trong các khu công nghiệp, Thái Nguyên cam kết sẽ hành động cụ thể để hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư. Tỉnh sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất để đón các dự án, nhà đầu tư có công nghệ cao hay các dự án điện tử, bán dẫn, dự án tạo giá trị gia tăng cao và mô hình quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Chất lượng, hiệu quả công nghệ và bảo vệ tài nguyên môi trường là tiêu chí đánh giá chủ yếu của Thái Nguyên trong thu hút đầu tư.
Thành phố thuộc tỉnh lớn nhất Việt Nam 'trước thềm' lên đô thị loại I: Sẽ sáp nhập 1 thị xã và 4 xã
Phái đoàn Mỹ sắp đến, 'gà đẻ trứng vàng' của TP. HCM 'dọn tổ' thu hút FDI