Tỉnh Bình Phước hiện đã thông qua Nghị quyết xây dựng tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua Bình Phước) với tổng vốn 17.400 tỷ đồng.
Tại kỳ họp thứ 13 (họp chuyên đề) mới đây, Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Phước đã thông qua Nghị quyết xây dựng cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua Bình Phước) và một số nội dung quan trọng khác.
Cụ thể, dự án xây dựng cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (đoạn qua Bình Phước) sẽ do Ban Quản lý Đầu tư xây dựng tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư, với chiều dài qua địa phương này khoảng 6,6km, vận tốc thiết kế từ 100-120km/giờ.
Điểm đầu giáp 2 tỉnh Bình Dương - Bình Phước, điểm cuối là TX. Chơn Thành (Bình Phước), với mức đầu tư 1.474 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương dự kiến là 1.000 tỷ đồng, phần còn lại là ngân sách địa phương, thời gian thực hiện trong giai đoạn 2024-2026.
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhận định, tuyến cao tốc TP. HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành sau khi hoàn thành sẽ hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu vực, đồng thời dự án kết nối với tuyến cao tốc Chơn Thành - Gia Nghĩa (cao tốc Bắc Nam phía Tây) sẽ giúp kết nối Đông Nam Bộ với vùng Tây Nguyên, rút ngắn thời gian di chuyển cũng như chi phí vận chuyển.
Trước đó, vào tháng 12/2023, HĐND tỉnh Bình Dương đã có nghị quyết thông qua chủ trương đầu tư đoạn qua địa bàn tỉnh, dài 45,6km.
Dự án này sẽ được đầu tư theo phương thức PPP, hợp đồng BOT có tổng chiều dài tuyến khoảng 45,757km, vận tốc thiết kế 100km/h, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.408 tỷ đồng gồm lãi vay.
Công tác giải phóng mặt bằng hiện đã được thực hiện với quy mô hoàn thiện có lộ giới 60m và một đoạn đường gom dọc tuyến dài khoảng 9km.
>> Cầu cạn 6km với tổng vốn 5.700 tỷ sắp ‘án ngữ’ ở cửa ngõ phía Nam, 'cứu nguy' cho Quốc lộ 51
Dự án xuất phát từ đường Vành đai 3 - TP. HCM đi trùng với đường ĐT 743, ĐT 747 đến trước cầu Khánh Vân (P. Khánh Bình, TP. Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), sau đó chuyển hướng rẽ trái tách khỏi đường hiện tại, đi men theo Suối Cái và song song với đường ĐH 409 (thuộc TP. Tân Uyên).
Đoạn cao tốc tiếp tục giao cắt đường ĐT 747A tại Cổng Xanh (TT. Tân Bình, H. Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương), đi song song và giao cắt với ĐT 741, cắt đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng, lên xã An Long (H. Phú Giáo) đến ranh giới tỉnh Bình Phước (thuộc H. Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương).
Tỉnh Bình Phước có phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, nằm ở vị trí "đầu gối Trường Sơn, vai kề biên giới" khi phía Tây Bắc tiếp giáp Campuchia với chiều dài đường biên 258,939km. Do đó, việc giữ gìn an ninh, ổn định chính trị xã hội, bảo vệ vững chắc địa bàn để xây dựng và phát triển kinh tế được xem là nhiệm vụ song hành trong quá trình xây dựng tỉnh Bình Phước.
Với diện tích tự nhiên 6.873,56 km2, Bình Phước là vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Nam, có vị trí cách không xa TP. HCM - trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước, đồng thời lại có cửa khẩu thông thương với Campuchia do đó tỉnh này có rất nhiều cơ hội để phát triển kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế của Bình Phước trong năm 2022 ước tăng 9,1%, vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch đề ra 7-7,5%). Trong đó, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,66%, ngành công nghiệp xây dựng tăng 16,24% (riêng công nghiệp tăng 18,7%), dịch vụ tăng 8,73%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,06%; kinh tế số chiếm tỷ trọng 5%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 85,1 triệu đồng (tương đương 3.550 USD), tăng 11,6% so với năm 2021. Ước thu ngân sách năm 2022 của tỉnh là 14.535 tỷ đồng, bằng 119% dự toán Bộ Tài chính giao, đạt 102% dự toán điều chỉnh HĐND tỉnh thông qua và tăng 6% so với năm 2021 (theo báo cáo của UBND tỉnh).
>> Vùng đất nào sẽ 'lọt mắt xanh' các 'đại bàng' BĐS khi 'sải cánh' tìm chốn dừng chân?
Siêu dự án 'quả đấm thép' 85.000 tỷ đồng của Hoà Phát (HPG) có thể ‘nổi lửa’ trong năm nay
Sau 3 tháng gặp sự cố, 'siêu dự án' tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD sắp tái khởi động?