Một loạt các "ông kẹ" trong ngành bất động sản (BĐS) đang rục rịch tìm kiếm cho mình những bến đỗ mới trong hành trình mở rộng mạng lưới "kiếm ăn" của mình.
Ngành bán lẻ có tín hiệu tích cực thúc đẩy việc tìm "chốn dừng chân" mới
Thời điểm hiện tại, bán lẻ đang được xem là một trong những mảng kinh tế năng động nhất, duy trì được tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng trong nhiều thập kỷ.
Đây cũng được xem là ngành có tốc độ phục hồi rõ nét nhất dù chịu sự tác động mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19.
Thời điểm đầu năm 2022, sau quãng thời gian dài giãn cách do tác động của Covid-19, ngành bán lẻ đã nhanh chóng phục hồi với loạt hoạt động đón đầu, lựa chọn được mặt bằng tốt cho chiến lược dài lâu tại thị trường Việt của các 'ông lớn' bán lẻ trên thế giới, khi mức giá cho thuê mới bắt đầu tăng nhẹ.
Tình hình chung năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 5.679,9 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với năm trước và tăng 15% so với năm 2019 - năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.
Cho đến hiện tại, mặc dù chưa đạt được mức tăng trưởng 2 chữ số như thời điểm trước dịch Covid-19, nhưng ngành bán lẻ Việt Nam hiện vẫn đang được đánh giá có tốc độ phục hồi khá tích cực.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vào năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 6.231,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm trước.
Trong khi đó, quý I/2024 có tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành đạt 1.537,6 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường BĐS bán lẻ Việt Nam đang không ngừng có sự phát triển về cả quy mô và chất lượng.
Tỷ lệ lấp đầy mặt bằng bán lẻ tại những trung tâm thương mại ở các thành phố lớn đều khởi sắc và vượt ngưỡng 90%. Trong khi đó, nhu cầu hiện diện và mở rộng của các thương hiệu quốc tế giữa bối cảnh mặt bằng thương mại chất lượng cao còn hạn chế tiếp tục thúc đẩy giá thuê mặt bằng tăng nhanh chóng.
Tại thị trường Hà Nội, giá thuê của các Trung tâm Thương mại (TTTM) hiện dao động ở ngưỡng 45-60 USD/m2/tháng.
Ở khu vực TP. HCM, khu vực trung tâm hiện vẫn duy trì giá thuê ở mức cao, khoảng 140 USD/m2/tháng. Trong khi đó, giá thuê tại các khu vực ngoại trung tâm tăng nhẹ và đạt mức 40 USD/m2/tháng.
Mặt bằng tầng trệt của Hà Nội hiện có giá thuê trong năm 2023 ghi nhận tăng 10% so với quý trước đó, mức công suất thuê được đánh giá ổn định.
>> Trước tháng 1/2025, 3 trường hợp này cần cấp lại sổ đỏ càng sớm càng tốt
Lộ trình mở rộng "vùng đất kiếm ăn" của loạt "đại bàng" trên thế giới
Những điểm sáng của thị trường chính là "chất xúc tác" giúp một loạt các "ông lớn" trong lĩnh vực BĐS tăng cường hoạt động kinh doanh cũng như mở rộng mạng lưới của mình.
Tại Thái Lan, Central Retail tiết lộ sẽ nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố.
Trong khi đó tại Nhật Bản, Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch từ nay đến năm 2025 sẽ triển khai thêm 16 dự án tại Việt Nam, trong đó sẽ có 3-4 dự án tại Hà Nội. Cùng với đó, tập đoàn này cũng sẽ ra mắt các mô hình bán lẻ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tạo đà để phát triển trong tương lai.
Hệ thống FujiMart Việt Nam - Chuỗi siêu thị liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Sumitomo Corporation (Nhật Bản) cũng đặt ra mục tiêu phấn đấu sẽ đạt tổng cộng 50 siêu thị trong năm 2008.
Một loạt những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới như Uniqlo, Muji, Dior, Cartier đều "đổ bộ" vào Việt Nam trong những năm gần đây với tần suất nhiều.
Chủ tịch VARS - ông Nguyễn Văn Đính khá lạc quan khi nhận định về thị trường BĐS thương mại bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới khi cho rằng thị trường này còn rất hấp dẫn với nhiều dư địa cũng như tiềm năng để phát triển.
Theo ông Đính, một trong những yếu tố thúc đẩy sự đi lên của BĐS thương mại bán lẻ chính là sự tăng trưởng nhanh chóng của dân số đô thị cũng như nhu cầu của người tiêu dùng khi họ đang có xu hướng tìm kiếm cho mình những không gian sống và mua sắm tiện nghi hơn.
Cùng với đó, trợ lực từ chính sách đầu tư cải thiện vào hệ thống hạ tầng giao thông với nhiều dự án xây dựng đường cao tốc, đường sắt đô thị hiện cũng đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển cũng như kết nối giữa các đô thị.
Theo dự báo của VARS, các khu vực phát triển xung quanh như Phú Quốc, Nha Trang hay Đà Nẵng... hiện đang ngày càng thu hút sự quan tâm và chú ý của đông đảo các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp bán lẻ với nhiều tiềm năng phát triển dài hạn.
Người tiêu dùng Việt hiện cũng nâng cao về trải nghiệm mua sắm khi không chỉ tìm kiếm những sản phẩm chất lượng mà còn đòi hỏi sự đa dạng cũng như tiện lợi trong việc mua hàng và chính điều này tạo ra cơ hội lớn cho những nhãn hàng bán lẻ có thể phát triển các mô hình kinh doanh mới, gồm cả trung tâm mua sắm tích hợp nhiều dịch vụ cũng như khu vực mua sắm riêng cho giải trí và ẩm thực...
>> Sau 3 tháng gặp sự cố, 'siêu dự án' tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD sắp tái khởi động?
Siêu dự án 'quả đấm thép' 85.000 tỷ đồng của Hoà Phát (HPG) có thể ‘nổi lửa’ trong năm nay
Sau 3 tháng gặp sự cố, 'siêu dự án' tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD sắp tái khởi động?