Bất động sản

Tỉnh giáp biên có 16 cửa khẩu, là trung tâm phát triển du lịch của cả nước sẽ thu về 35.000 tỷ đồng từ du lịch trong 5 năm tới

Quốc Chiến 07/09/2024 19:00

Giai đoạn 2026-2030, địa phương đặt mục tiêu đạt 35.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch và đón 37 triệu lượt khách tham quan.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Tây Ninhđón khoảng 3,9 triệu lượt khách, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu du lịch ước đạt 2.145 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ và đạt 93,3% so với kế hoạch năm.

Riêng trong tháng 8/2024, các điểm tham quan du lịch tại Tây Ninh đón 276,5 nghìn lượt khách, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch tháng 8 ước đạt 158 tỷ đồng, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh phát triển du lịch, Tây Ninh tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực. Hiện tỉnh đã thiết lập quan hệ hợp tác với 6 tỉnh, thành phố nước ngoài, bao gồm 2 bản thỏa thuận với các địa phương của Hàn Quốc và 4 thỏa thuận với các tỉnh của Campuchia.

Vị trí của tỉnh Tây Ninh

Vị trí của tỉnh Tây Ninh

Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy cơ cấu kinh tế của Tây Ninh, giúp tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương và phát triển đô thị.

>> Siêu bão Yagi đổ bộ, 5.400 hộ dân tại các khu chung cư cũ của thành phố lớn thứ 3 Việt Nam phải khẩn trương di dời

Để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, UBND tỉnh Tây Ninh định hướng đến năm 2025 sẽ phát triển Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen đạt tiêu chuẩn quốc gia và trở thành khu du lịch đẳng cấp khu vực. Nơi đây sẽ là trung tâm kết nối, lan tỏa du lịch cho toàn vùng Đông Nam Bộ.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành du lịch Tây Ninh đặt mục tiêu đạt 9.000 tỷ đồng doanh thu và đón 18 triệu lượt khách. Định hướng đến năm 2030, du lịch sẽ đóng góp hơn 10% vào GRDP của tỉnh, với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân đạt từ 25% trở lên mỗi năm.

Tỉnh cũng định hướng phát triển và kết nối đồng bộ các điểm đến hấp dẫn như Khu di tích lịch sử và danh thắng núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng và di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Giai đoạn 2026-2030, Tây Ninh đặt mục tiêu đạt 35.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch và đón 37 triệu lượt khách tham quan.

Giai đoạn 2026-2030, Tây Ninh đặt mục tiêu đạt 35.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch và đón 37 triệu lượt khách tham quan.

Giai đoạn 2026-2030, Tây Ninh đặt mục tiêu đạt 35.000 tỷ đồng doanh thu từ du lịch và đón 37 triệu lượt khách tham quan. Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, ông Nguyễn Thanh Ngọc, khẳng định: “Đến năm 2030, Tây Ninh sẽ phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, trở thành trung tâm công nghiệp và du lịch của Đông Nam Bộ và cả nước, là điểm đến đáng sống".

Ông cũng nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2050, Tây Ninh sẽ có hệ thống quản trị công hiệu quả, môi trường kinh doanh thân thiện và một môi trường sống hấp dẫn dựa trên hệ sinh thái bền vững và đa dạng.

Trong 8 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tây Ninh phục hồi tốt, kinh tế tăng trưởng tích cực. Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 8.422 tỷ đồng, đạt 75,9% dự toán và tăng 13,3% so với cùng kỳ. Tính đến ngày 20/8, tỉnh đã giải ngân 1.611 tỷ đồng, đạt 38,6% kế hoạch Chính phủ giao.

Theo quy hoạch tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, công nghiệp và dịch vụ du lịch sẽ là động lực tăng trưởng chính, góp phần đưa Tây Ninh trở thành trung tâm phát triển công nghiệp và dịch vụ du lịch của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2021-2030 dự kiến đạt 9,5%/năm với cơ cấu kinh tế đa dạng.

Tầm nhìn đến năm 2050, Tây Ninh hướng đến nền kinh tế phát triển dựa vào công nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao, thương mại và du lịch phát triển, trở thành cửa ngõ thương mại quốc tế của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh cũng xác định 7 đột phá phát triển gồm: hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế, phát triển doanh nghiệp, bền vững với “Tây Ninh xanh”, du lịch, và kinh tế dịch vụ.

Tây Ninh nằm trong vùng Đông Nam Bộ, ở vị trí cầu nối giữa TP. HCM và thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Đây cũng là tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia dài 240km.

Trên tuyến đường này có 15 đồn biên phòng cùng 16 cửa khẩu, trong đó có 3 cửa khẩu quốc tế gồm: Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam; 3 cửa khẩu chính gồm: Chàng Riệc, Ka Tum, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ. Bên cạnh đó, tuyến đường cũng có rất nhiều đường ngang, lối mở khác nhau.

>> Nhờ tuyến đường 1km sắp hình thành, người dân Hà Nội di chuyển từ Tây Thăng Long đến Phạm Văn Đồng sẽ dễ dàng hơn

Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam được vinh danh là ‘điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á’ năm 2024

Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam lần thứ 6 liên tiếp giật giải 'Oscar của ngành du lịch'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-giap-bien-co-16-cua-khau-la-trung-tam-phat-trien-du-lich-cua-ca-nuoc-se-thu-ve-35000-ty-dong-tu-du-lich-trong-5-nam-toi-d132243.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tỉnh giáp biên có 16 cửa khẩu, là trung tâm phát triển du lịch của cả nước sẽ thu về 35.000 tỷ đồng từ du lịch trong 5 năm tới
POWERED BY ONECMS & INTECH