Tỉnh hẹp nhất Việt Nam sở hữu con đường độc đáo, 1km có đến 23 nhà thờ họ
Mỗi nhà thờ thường được đầu tư từ 1-2,5 tỷ đồng, toàn bộ kinh phí do con cháu trong dòng họ đóng góp.
Nằm dọc bờ sông Gianh, làng Cao Lao Hạ, thuộc xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, nổi tiếng với bề dày lịch sử và văn hóa hơn 500 năm. Làng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cư dân Quảng Bình.
Tỉnh hẹp nhất Việt Nam sở hữu con đường độc đáo, 1km có đến 23 nhà thờ họ - Nguồn: Internet |
Theo báo Pháp Luật TP. HCM, ông Nguyễn Xuân Trường (72 tuổi), Trưởng họ Nguyễn của làng Cao Lao Hạ, chia sẻ: "Theo lịch sử Quảng Bình và lời truyền tụng thì làng Cao Lao Hạ hình thành ban đầu do những người di cư lập ấp từ thời Lý.
Theo gia phả của các họ tộc lâu đời nhất ở đây thì vào những năm 1470, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu chiêu mộ dân vào lập ấp ở Châu Bố Chính (vùng đất thuộc tỉnh Quảng Bình ngày nay). Từ đây, làng Cao Lao Hạ chính thức được hình thành”.
>> Dự chi hơn 80.000 tỷ đồng làm tuyến cao tốc kết nối khu vực biên giới Campuchia với ĐBSCL
Với vị thế đặc biệt "tiền sơn hậu thủy", làng Cao Lao Hạ được biết đến là một trong những ngôi làng hiếm hoi trên cả nước sở hữu hàng chục nhà thờ họ uy nghi, bề thế. Những nhà thờ này nằm san sát nhau trên một con đường bê tông dài chỉ khoảng 1km, tạo thành một cảnh tượng độc đáo: không có nhà dân xen lẫn.
Ông Trường giải thích thêm: "Mặc dù chưa có thống kê chính thức, nhưng điều đặc biệt là tất cả các nhà thờ họ trong làng đều nằm trên con đường hình lòng thuyền, không có nhà thờ nào nằm ở hai đầu đường và cũng không có nhà dân ở giữa".
Theo ông Lưu Bá Lâm, Chủ tịch UBND xã Hạ Trạch, làng Cao Lao Hạ hiện có 25 dòng họ, trong đó 23 dòng họ đã xây dựng nhà thờ để làm nơi thờ cúng tổ tiên. Đặc biệt, trong số này, có 14 nhà thờ thuộc dòng họ Nguyễn – một trong những dòng họ đầu tiên khai khẩn vùng đất này.
Những nhà thờ họ tại Cao Lao Hạ đều được xây dựng bằng sự đóng góp của con cháu, đặc biệt là những người đi làm ăn xa quê. Mặc dù làng vẫn là một địa phương thuần nông, nhưng các dòng họ đều chú trọng xây dựng những nhà thờ khang trang, bề thế. Mỗi nhà thờ thường được đầu tư từ 1-2,5 tỷ đồng, toàn bộ kinh phí do con cháu trong dòng họ đóng góp.
Dù đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử và chiến tranh, làng Cao Lao Hạ vẫn giữ vững truyền thống hiếu đạo và tinh thần “uống nước nhớ nguồn”. Những nhà thờ họ không chỉ là nơi thờ cúng tổ tiên mà còn là biểu tượng của sự gắn kết, gìn giữ giá trị truyền thống của nhiều thế hệ trong làng.
Quảng Bình là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Với bề ngang tính theo chiều Tây - Đông chỉ 40,3km, nơi đây được biết tới là tỉnh hẹp nhất cả nước.
>> Tập đoàn robot Nhật Bản ‘bơm’ thêm 330 triệu USD xây dựng nhà máy mới tại TP lớn thứ 3 Việt Nam
Vì sao khu nghỉ dưỡng ven biển Quảng Bình xây rồi bỏ không nhiều năm?
Cưỡng chế hộ dân ở Quảng Bình không chịu bàn giao hơn 3.000m2 đất cho cao tốc