Doanh nghiệp

Tỉnh là đô thị vệ tinh của TP. HCM: Bất ngờ đứng đầu vùng ĐBSCL về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa

Thảo Đan 20/06/2024 - 21:36

Trong 5 tháng đầu năm 2024, 3 địa phương có kim ngạch nhập khẩu dưới 100 triệu USD là Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 5,48 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Long An tiếp tục dẫn đầu vùng ĐBSCL về nhập khẩu hàng hóa, đạt 2 tỷ USD; đứng sau là Tiền Giang với 1,41 tỷ USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của hai địa phương này đạt 3,41 tỷ USD, chiếm 62% tổng giá trị nhập khẩu của vùng.

Đồng Tháp là tỉnh có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 3 với 435 triệu USD, tiếp theo là An Giang với 381 triệu USD, Trà Vinh với 276 triệu USD, Vĩnh Long với 222 triệu USD.

Đứng sau là Bến Tre với 182,4 triệu USD, Cần Thơ với 182 triệu USD, Hậu Giang với 115 triệu USD.

>> Các dự án FDI chảy về vùng Đông Nam Bộ: Tuy nhỏ nhưng 'có võ'

Số liệu từ Tổng cục Hải quan

3 địa phương trong vùng có kim ngạch dưới 100 triệu USD lần lượt là Sóc Trăng với 79 triệu USD, Cà Mau với 67 triệu USD và Kiên Giang với 60 triệu USD.

Trong 5 tháng đầu năm, xét về tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, Trà Vinh là tỉnh duy nhất trong vùng tăng trưởng 3 con số với 178%.

Đứng sau là An Giang với 71%, Cà Mau tăng 68%, Bạc Liêu tăng 61%, Tiền Giang tăng 18,9%, Long An tăng 18,3%, Đồng Tháp tăng 9,6%, Bến Tre tăng 4% và Vĩnh Long tăng 1,5%.

Ngược lại, Hậu Giang là tỉnh có mức giảm cao nhất với 29%, tiếp đến là Sóc Trăng với -16,4%, Cần Thơ giảm 14,4%, Kiên Giang giảm 1,4%.

Long An là tỉnh có cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với TP. HCM bằng hệ thống các Quốc lộ 1, 50, 62, N1, N2 (đường Hồ Chí Minh). Long An là một trong những địa phương có tốc độ phát triển mạnh về đô thị và bất động sản, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong vài năm gần đây.

Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Tân An sẽ là đô thị loại I đến năm 2030, là trung tâm chính trị, hành chính, đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh của TP. HCM.

Đồng thời, đây sẽ là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại phía Đông Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đô thị cửa ngõ giữa vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đáng chú ý, quy hoạch nêu rõ, thành phố Tân An sẽ đảm bảo diện tích tự nhiên từ 150km2 trở lên.

>> Đồng Nai đón mô hình khu công nghiệp xanh, thông minh từ tập đoàn Sojitz Nhật Bản

Vì sao ​​​​​​​Quảng Trị 'lắc đầu', không cho liên danh Newtechco làm 6 dự án bất động sản hơn 3.100 tỷ?

Tỉnh miền Bắc là top 5 thu hút FDI, sẽ trở thành 'thủ phủ' của ngành công nghiệp công nghệ cao

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tinh-la-do-thi-ve-tinh-cua-tp-hcm-bat-ngo-dung-dau-vung-dbscl-ve-kim-ngach-nhap-khau-hang-hoa-239395.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh là đô thị vệ tinh của TP. HCM: Bất ngờ đứng đầu vùng ĐBSCL về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa
    POWERED BY ONECMS & INTECH