Tỉnh này đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư đăng ký FDI trong tháng 1/2023, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước.
Là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt bởi vị trí là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực, đồng thời là địa phương duy nhất của Đông Nam Bộ hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí, cảng biển và vận tải biển, phát triển du lịch biển.
Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi hội tụ đủ tiềm năng phát triển tất cả các loại hình giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới.
Vị trí địa lý thích hợp cho phát triển kinh tế biển của Bà Rịa - Vũng Tàu |
Một trong những “kho báu” mà tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có được nhờ vị trí địa lý thuận lợi là cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế từ Hồng Kông (Trung Quốc) đến Singapore. Đây là 1 trong 20 cảng nước sâu lớn nhất thế giới và trở thành động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở nơi đây.
Cuối tháng 3/2023, một trong những siêu tàu lớn nhất thế giới cập bến tại cảng Gemalink |
Cảng nước sâu Thị Vải - Cái Mép có diện tích 27ha, với khả năng tiếp nhận từ 1,6 đến 2 triệu TEU hàng năm. Được đưa vào hoạt động từ đầu năm 2021, cảng đã đón nhiều siêu tàu, trong đó, cuối tháng 3/2023, siêu tàu M/V OOCL SPAIN đã cập bến tại cảng Gemalink. Đây là một trong những siêu tàu lớn nhất thế giới và là tàu container lớn nhất từng cập bến tại hệ thống cảng của Việt Nam.
>> Vượt Nhật Bản, Hàn Quốc..., Việt Nam sở hữu cảng biển xếp thứ 12 thế giới
Trong những năm tiếp theo, tỉnh tập trung hiện đại hóa cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước, tầm cỡ khu vực châu Á và quốc tế.
Kho ngầm lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ngoài cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải, tỉnh còn sở hữu kho ngầm chứa khí LPG lớn nhất Đông Nam Á được xây dựng tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là một phần quan trọng của dự án nhà máy sản xuất polypropylene, do công ty Hyosung Vina làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư lên đến 1,35 tỷ USD. Khi ngầm bao gồm 2 hầm khí được thiết kế hình quả trứng, mỗi hầm đều có vòm mái, với tổng chiều dài gần 5km.
Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu nhiều "kho báu" trong phát triển kinh tế biển |
Không chỉ phát triển về cảng biển, phát triển du lịch biển cũng giúp Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành điểm đến du lịch thu hút hàng triệu lượt khách đến trong năm. Sở hữu khí hậu ôn hòa, mang đến cảm giác yên bình, dễ chịu cho du khách, TP. Vũng Tàu sở hữu 42km bờ biển, nổi tiếng với Bãi Sau hay còn được gọi là bãi Thuỳ Vân - một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Ngoài ra, TP. Vũng Tàu còn sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh như: núi Nhỏ và núi Lớn, đảo Gò Găng, đảo Ngọc, di tích Tượng Chúa Kito, miếu Hòn Bà cũng là điểm đến thu hút bậc nhất của TP. Vũng Tàu.
>> Bà Rịa – Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển 7 loại hình sản phẩm du lịch
Cách TP. Vũng Tàu 90km về hướng Đông Bắc, đến với TP. Bà Rịa, du khách cũng được khám phá hàng loạt địa điểm du lịch như: núi Thị Vải, núi Dinh, chùa Hòn Một, hay thiên đường nghỉ dưỡng Côn Đảo. Trong những năm tiếp theo, Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục được kỳ vọng là điểm đến du lịch được nhiều du khách ưa chuộng khi tỉnh không ngừng nỗ lực phát triển lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Trong đó, Côn Đảo được tỉnh phát triển trở thành đô thị du lịch sinh thái biển đảo qua công tác hoàn thiện mô hình du lịch quốc gia.
>> Bà Rịa-Vũng Tàu: Quy hoạch bảo đảm ‘hạ tầng tốt, môi trường tốt, nhân lực tốt’
Bên cạnh nỗ lực phát triển các ngành kinh tế biển, Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng trở thành điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài bằng nỗ lực thu hút các dự án vào tỉnh. Cụ thể, các sở, ban ngành và địa phương được yêu cầu tăng cường nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ thu hút vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài. Đồng thời, tỉnh tiến hành triển khai chương trình xúc tiến đầu tư và ban hành danh mục các dự án kêu gọi và thu hút đầu tư trong giai đoạn 2023-2025.
Tháng 1/2023, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Việt Nam, chỉ đứng sau Thủ đô Hà Nội |
Kết quả, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục sức hút trong con mắt nhà đầu tư. Trong năm 2023, tỉnh ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư FDI với việc thu hút 21 dự án mới, tổng vốn đầu tư thu hút đã tăng thêm khoảng 1.401,4 triệu USD, đạt 153,9% so với kế hoạch và tăng 91,67% so với năm 2022.
Đặc biệt, tháng 7/2023, Bà Rịa - Vũng Tàu thành công thu hút khoản đầu tư gần 1 tỷ USD từ “đại gia” Hàn Quốc - Tập đoàn Hyosung đầu tư dự án sợi carbon tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2. Đây là một trong những dự án FDI lớn nhất Việt Nam trong năm 2023. Bên cạnh Tập đoàn Hyosung, các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Austal (Australia), Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), Tập đoàn Marubeni (Nhật), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn Vard (Na Uy).
Tháng 1/2023, Bà Rịa - Vũng Tàu đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư FDI đăng ký tại Việt Nam, với con số gần 282 triệu USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư cả nước
>> Tháng 1/2024, thu hút FDI tăng mạnh
Chính phủ định hướng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển hàng đầu cả nước |
Cuối tháng 12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch đặt ra mục tiêu xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển toàn diện, trở thành một trong những khu vực động lực phát triển quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, là trung tâm kinh tế biển hàng đầu của cả nước.
>> Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương, có 1 thị xã sẽ 'cất cánh' lên thành phố
Bà Rịa – Vũng Tàu khẩn trương định giá khởi điểm để bán đấu giá 3 khu ‘đất vàng’
Bà Rịa - Vũng Tàu thay đổi hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024