Tỉnh miền núi giáp Trung Quốc sắp có nhà máy nhiệt điện 4.000 tỷ, 500 lao động được giải quyết việc làm

07-04-2024 12:12|Chi Chi

Nhà máy nhiệt điện có tổng mức đầu tư 4.089 tỷ đồng do Tổng công ty Điện lực TKV thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.

Đầu tháng 4, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) triển khai xây dựng các hạng mục Nhà máy Nhiệt điện Na Dương II tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Theo đó, dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương II có quy mô công suất 110MW, bao gồm 1 tổ máy, sử dụng lò hơi CFB+01 tuabin+01 máy phát với số giờ vận hành khoảng 6.500 giờ/năm. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015-2027 với tổng diện tích sử dụng đất hơn 11 ha, tổng mức đầu tư khoảng 4.080 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm tận dụng nguồn tài nguyên than của mỏ than Na Dương có chất lượng thấp, hàm lượng lưu huỳnh cao để phát điện, bổ sung sản lượng điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần bảo vệ môi trường.

Phối cảnh Nhà máy nhiệt điện Na Dương II

Phối cảnh Nhà máy nhiệt điện Na Dương II

Dự kiến, khi đi vào vận hành năm 2026, Nhà máy Nhiệt điện Na Dương 2 sẽ cung cấp khoảng 750 triệu kWh/năm lên lưới điện quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng cho các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và khu vực Đông Bắc. Bên cạnh đó, khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ đóng góp cho ngân sách địa phương 300 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng gần 500 lao động.

Nhà máy nhiệt điện Na Dương II trong tương lai sẽ cùng với Nhà máy nhiệt điện Na Dương cung cấp cho hệ thống điện khoảng 1,36 tỷ kWh. Đây cũng là yếu tố đầu vào quan trọng để phát triển các ngành kinh tế của tỉnh, nhất là phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện nay đang hình thành.

Nhà máy nhiệt điện Na Dương

Nhà máy nhiệt điện Na Dương

Là dự án trọng điểm, mang ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn yêu cầu, các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện Lộc Bình tạo điều cho nhà đầu tư triển khai dự án; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn triển khai dự án, quyết tâm phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2026.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần tuân thủ thiết kế, kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật; đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa dự án vào hoạt động để hòa lưới điện quốc gia.

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc Bộ. Tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253km với có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới. Đây là những điều kiện thuận lợi đưa tỉnh trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu.

Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh Lạng Sơn.

>> Đà Nẵng đề xuất ý tưởng thành lập Khu thương mại tự do gắn với cảng biển lớn nhất miền Trung

Việt Nam sắp có nhà máy 20.000 tỷ sản xuất 200.000 ô tô/năm

Rót thêm gần 40.000 tỷ đồng nâng cấp nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tinh-mien-nui-giap-trung-quoc-sap-co-nha-may-nhiet-dien-4000-ty-500-lao-dong-duoc-giai-quyet-viec-lam-d119810.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh miền núi giáp Trung Quốc sắp có nhà máy nhiệt điện 4.000 tỷ, 500 lao động được giải quyết việc làm
    POWERED BY ONECMS & INTECH