Đây là tỉnh có diện tích nhỏ thứ 2 cả nước, thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Thủ đô, ở cửa ngõ phía Nam.
Hà Nam là tỉnh có nhiều lần chia tách, sáp nhập nhất nước ta. Tính từ thời Vua Hùng, đất Hà Nam ngày nay nằm trong quận Vũ Bình thuộc bộ Giao Chỉ; đến thời nhà Trần đổi là châu Lỵ Nhân, thuộc lộ Đông Đô.
Sau nhiều lần "chuyển đổi" từ châu, lỵ, trấn... đến năm 1890, phủ Lý Nhân được đổi tên thành tỉnh Hà Nam. Các tên Hà Nam được giữ đến tháng 10/1908, Toàn quyền Đông Dương quyết định đem phủ Liêm Bình và 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên của tỉnh Nam Định, cộng với 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp thuộc huyện Phú Xuyên - Hà Nội nhập vào huyện Duy Tiên để thành lập tỉnh Hà Nam.
>> ‘Lượn vòng’ các tỉnh phía Bắc, nếu đầu tư bạn nên ghé nơi đâu?
Tháng 4/1065 Hà Nam được sáp nhập với tỉnh Nam Định, trở thành tỉnh Nam Hà. Đến tháng 12/1971 Nam Hà được sáp nhập với Ninh Bình trở thành tỉnh Hà Nam Ninh và lại chia tách như cũ vào năm 1991. Năm 1997 tỉnh Hà Nam được tái lập.
Hà Nam có diện tích 860,5km2 - là tỉnh nhỏ thứ 2 cả nước, chỉ sau Bắc Ninh, thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng Thủ đô, ở cửa ngõ phía Nam.
Mặc dù mới bước vào giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covidd-19 nhưng tỉnh Hà Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế nhờ công tác thu hút đầu tư, nhất là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Sau 26 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, hạ tầng đô thị lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, Hà Nam đã trở thành một tỉnh phát triển năng động, kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Một góc của tỉnh Hà Nam |
Hà Nam đang được đánh giá cao về môi trường đầu tư kinh doanh với cơ sở hạ tầng giao thông kết nối tốt với các khu vực lân cận, cơ chế chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư và nguồn nhân lực dồi dào.
Nhờ chính sách thông thoáng, môi trường đầu tư của tỉnh Hà Nam luôn được đánh giá cao, và đã trở thành một trong số các tỉnh, thành phố thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao. Từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh thu hút 40 dự án (đạt 93% so với năm 2022), trong đó có 24 dự án FDI và 16 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 291 triệu USD và 5.042 tỷ đồng.
Hiện có 14 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó lớn nhất là Hàn Quốc với 149 dự án với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD; kế đến là Nhật Bản với 111 dự án và số vốn đăng ký 1,3 tỷ USD. Hiện trên địa bàn tỉnh có 1.148 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 368 dự án FDI và 780 dự án trong nước, với vốn đăng ký 5.404,8 triệu USD và 168.475,3 tỷ đồng.
Tỉnh Hà Nam đang lập Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, với 8 khu công nghiệp đã được thành lập, 4 khu công nghiệp đã có trong quy hoạch với diện tích 940ha, dự kiến thành lập các khu công nghiệp mới với tổng diện tích là 3.200ha.
Cụ thể, 4 khu công nghiệp đã được bổ sung vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam gồm: Đồng Văn V (diện tích quy hoạch 250ha, thị xã Duy Tiên), Đồng Văn VI (diện tích quy hoạch 250ha, thị xã Duy Tiên), Kim Bảng I (diện tích quy hoạch 230ha, huyện Kim Bảng) và Châu Giang I (diện tích quy hoạch 210ha, thị xã Duy Tiên).
>> 'Lượn vòng' các tỉnh miền Trung, nhà đầu tư sẽ ghé nơi đâu?