Bất động sản

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau khi sáp nhập nghiên cứu lấn biển, gia tăng diện tích đất

Chi Chi 14/05/2025 12:30

Việc thực hiện lấn biển nhằm hướng đến mục tiêu phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, bến cảng, hạ tầng tương xứng với khả năng phát triển của địa phương.

Theo Báo Điện tử Chính phủ, ngày 12/5, tại tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong 4 tháng đầu năm 2025 và cả nhiệm kỳ 2020 - 2025, đồng thời thảo luận phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, cũng như cho ý kiến về các đề xuất, kiến nghị của tỉnh.

Các báo cáo và ý kiến tại cuộc họp đều nhấn mạnh Thái Bình là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đang chuyển mình từ một tỉnh thuần nông sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hiện đại với nhiều lợi thế nổi bật như vị trí chiến lược kết nối tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hơn 50km đường bờ biển, quỹ đất công nghiệp dồi dào và Khu kinh tế Thái Bình rộng hơn 30.000ha đã được Chính phủ phê duyệt…

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau khi sáp nhập nghiên cứu lấn biển, gia tăng diện tích đất- Ảnh 1.
Tỉnh Thái Bình có nhiều lợi thế nổi bật để phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Internet

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, kết quả quan trọng mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình đã đạt được, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ rõ những khó khăn, hạn chế mà tỉnh cần khắc phục, trong đó nhấn mạnh Thái Bình chưa phát huy hết tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh; kinh tế chưa có bước phát triển bứt phá; quy mô nền kinh tế còn nhỏ; hiệu quả, sức cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng chưa cao. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tuy vẫn tăng nhưng đang có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể 17,9% (năm 2023), 16,5% (năm 2024) và 16,1% (năm 2025).

Để tạo đột phá trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu Thái Bình phải đánh giá đầy đủ tiềm năng, cơ hội và lợi thế cạnh tranh, từ đó xác định các giải pháp mang tính điểm tựa, đòn bẩy nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm 2025 và bứt phá trong 5 năm tiếp theo.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thủ tướng nhấn mạnh là nghiên cứu, xây dựng kế hoạch lấn biển để mở rộng không gian phát triển khu kinh tế, phát triển công nghiệp, cảng biển, hạ tầng, đồng thời dành quỹ đất phía trong cho nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với điều kiện đất hẹp, người đông của tỉnh.

>> TP đáng sống nhất Việt Nam lên kế hoạch xây trung tâm tài chính, khu thương mại tự do lấn biển

Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau khi sáp nhập nghiên cứu lấn biển, gia tăng diện tích đất- Ảnh 2.
Việc lấn biển sẽ gia tăng thêm quỹ đất, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh minh họa

Trước đó, theo Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu phát triển nhanh, toàn diện và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng và đến năm 2050 là tỉnh phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ, môi trường sinh thái được bảo đảm.

Quy hoạch này cũng mở ra nhiều hướng đi đột phá cho Thái Bình, đặc biệt là phát triển kinh tế biển thông qua hoạt động lấn biển, tạo quỹ đất mới cho các hoạt động công nghiệp, đô thị, dịch vụ, du lịch sinh thái; xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại với thành phố Thái Bình là đô thị hạt nhân có bản sắc riêng; phát triển mạng lưới giao thông kết nối thuận tiện, đẩy mạnh các ngành công nghiệp dược - sinh học, đầu tư sân bay chuyên dụng, phát triển đường sắt và hoàn thiện hạ tầng vùng duyên hải…

Theo phương án sắp xếp, sáp nhập tỉnh thành, dự kiến tỉnh Thái Bình sẽ sáp nhập với tỉnh Hưng Yên, lấy tên là Hưng Yên, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại Hưng Yên hiện nay. Tỉnh Hưng Yên mới cũng sẽ trở thành tỉnh nhỏ nhất Việt Nam với diện tích hơn 2.500km2.

>> Huyện xa xôi cách trở của TP. HCM hình thành siêu dự án lấn biển: Giá đất nền tăng vọt

Tỉnh có đường bờ biển đẹp nhất Việt Nam cải tạo nhà khách làm nhà ở công vụ trước thềm sáp nhập

Sau sáp nhập, đây sẽ là phường rộng nhất Hà Nội: Được bao quanh bởi 2 cây cầu lớn, nằm trải dài qua 5 quận ven dòng sông biểu tượng

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/tinh-nho-nhat-viet-nam-sau-khi-sap-nhap-nghien-cuu-lan-bien-gia-tang-dien-tich-dat-20225051316031991.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tỉnh nhỏ nhất Việt Nam sau khi sáp nhập nghiên cứu lấn biển, gia tăng diện tích đất
    POWERED BY ONECMS & INTECH