Xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải huy động được sức dân, không để tiền nhàn rỗi

Mai Hương 19/05/2025 08:00

Việc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng là rất khó, nhưng bắt buộc phải làm để lành mạnh hóa hệ thống, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người dân.

Chiều 17/5, thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo sâu sắc, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại cần khắc phục để bảo vệ niềm tin của người dân, đảm bảo an ninh tiền tệ quốc gia và khơi thông nguồn lực cho phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công tác hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng là yêu cầu cấp thiết nhằm lành mạnh hóa hệ thống tín dụng, ngăn chặn các hành vi lạm dụng cơ chế để trục lợi, gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế.

Thời gian qua, nhiều tổ chức tín dụng, ngân hàng đã bị xử lý vi phạm, song vẫn còn tình trạng “xử lý chưa đến nơi đến chốn” vì e ngại ảnh hưởng đến an ninh hệ thống tiền tệ. Trong khi đó, đây lại là vấn đề cốt lõi, liên quan trực tiếp đến niềm tin của người dân đối với hệ thống tài chính quốc gia.

Theo Tổng Bí thư, không thể chấp nhận việc sau khi các tổ chức tín dụng vi phạm bị xử lý, lại tuyên bố không còn khả năng chi trả vì “vốn đã mất”, “người quản lý bỏ trốn” hay “đã bị xử lý hình sự”. Hệ thống ngân hàng là do Nhà nước cấp phép và giám sát, nên cần có cơ chế rõ ràng để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người gửi tiền.

“Người đứng đầu doanh nghiệp có thể bị xử lý hình sự, thậm chí tử hình, nhưng tiền của người dân thì ai chịu trách nhiệm?”, Tổng Bí thư đặt vấn đề.

Tổng Bí thư Tô Lâm có chỉ đạo quan trọng, yêu cầu bảo vệ quyền lợi nhân dân - ảnh 1
Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc (Ảnh: Phạm Thắng).

Ông cũng nhấn mạnh, nhà nước phải ra quy định, thể chế nhưng bảo đảm quyền lợi cho dân. Đây là quyền lợi hợp pháp, dân có tiền gửi vào tiết kiệm, tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép, Nhà nước kiểm soát hoạt động. Bảo dân ham lãi suất nhiều, mang tiền từ ngân hàng nọ sang gửi ngân hàng kia. Giờ bảo ngân hàng đổ vỡ, tổ chức tín dụng vỡ thì không có trách nhiệm gì với dân à? Không thể được, người dân không chấp nhận điều đó. Cách gì thì cách, phải đảm bảo được quyền lợi người dân.

Theo ông người dân tin tưởng mới mang tiền gửi vào ngân hàng, mà tiền càng vào ngân hàng càng tăng thêm sức mạnh quốc gia.

"Nhưng mình chưa làm được, tiền trong dân rất nhiều. Ngược lại, doanh nghiệp, người dân muốn tiếp cận vay vốn ngân hàng rất khó. Luật Các tổ chức tín dụng làm sao phải khắc phục được những tồn tại này vì đây là những điều rất cấp bách", Tổng Bí thư nói.

Đưa ra định hướng xây dựng luật, Tổng Bí thư cho rằng không nên quy định quá chi tiết, cứng nhắc vì thực tiễn luôn vận động, thay đổi. Luật nên tập trung vào chủ trương, định hướng lớn và giao cho các cơ quan chức năng thực hiện trên cơ sở đảm bảo mục tiêu: Bảo vệ quyền lợi người dân, ổn định hệ thống tài chính và thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trên tinh thần đó, Tổng Bí thư đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan phải kiên quyết hành động, không để tình trạng sai phạm kéo dài, gây mất lòng tin của nhân dân vào hệ thống tín dụng quốc gia.

>> Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng 102 tuổi, có 2 con trai đều là liệt sĩ , cháu nội là Đại tá quân đội

Thủ tướng giao nhiệm vụ quan trọng cho Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có tác động đến hàng triệu người

Chị T. chuyển 50 triệu cho ‘cán bộ công an’ vì bị nghi ngờ rửa tiền, ngân hàng lập tức vào cuộc

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/tong-bi-thu-to-lam-co-chi-dao-quan-trong-yeu-cau-bao-ve-quyen-loi-nhan-dan-142649.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải huy động được sức dân, không để tiền nhàn rỗi
    POWERED BY ONECMS & INTECH