Hạ tầng - Chính sách

TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Đăng 19/09/2024 16:29

TP này mới đây đã có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch khu cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung.

Xem xét quy hoạch khu bến Liên Chiểu thành 3 bến cảng

UBND TP. Đà Nẵng hiện đang đề xuất quy hoạch khu bến Liên Chiểu thành 3 bến cảng: Bến cảng container Liên Chiểu, bến cảng tổng hợp (bao gồm container và hàng rời) và bến cảng hàng lỏng, khí Liên Chiểu.

Cụ thể, bến container Liên Chiểu sẽ có quy mô 8 cầu cảng với tổng chiều dài 2.750m, đủ khả năng tiếp nhận tàu container cỡ lớn đến 18.000TEUs (200.000DWT) và 700m cầu cảng tiếp nhận tàu đến 5.000 tấn.

TP. Đà Nẵng đang xem xét quy hoạch khu bến Liên Chiểu gồm 3 bến cảng là bến container, hàng rời và bến hàng lỏng, khí. Ảnh: Internet

TP. Đà Nẵng đang xem xét quy hoạch khu bến Liên Chiểu gồm 3 bến cảng là bến container, hàng rời và bến hàng lỏng, khí. Ảnh: Internet

Đến năm 2030, sẽ phát triển từ 2 đến 4 cầu cảng, trong đó 2 cầu cảng khởi động sẽ đáp ứng lưu thông hàng hóa từ 7,5 triệu tấn đến 11,9 triệu tấn. Hai cầu cảng còn lại sẽ được phát triển tùy theo nhu cầu trung chuyển container quốc tế.

Bến tổng hợp, container và hàng rời Liên Chiểu dự kiến có quy mô 6 cầu cảng với tổng chiều dài 1.550m, đủ tiếp nhận tàu có trọng tải lên đến 100.000DWT, cùng 500m cầu cảng dành cho tàu 5.000 tấn.

Việc đầu tư và khai thác các cầu cảng này sẽ diễn ra sau năm 2030, nhằm đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa và phục vụ việc chuyển đổi công năng của các khu bến Tiên Sa và Thọ Quang.

>> Tỉnh giàu nhất miền Tây 'hẹn' thông xe kỹ thuật tuyến huyết mạch nghìn tỷ kết nối TP. HCM

Bến hàng lỏng, khí Liên Chiểu sẽ có 8 cầu cảng. Trong giai đoạn đến năm 2030, dự kiến sẽ phát triển 4 cầu cảng phục vụ việc di dời các bến phao hàng lỏng hiện tại và xây dựng 1-2 cầu cảng phục vụ kho dự trữ LNG, LPG tại Liên Chiểu, đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng dự trữ quốc gia về xăng dầu và khí đốt.

Dự án cảng Liên Chiểu được xây dựng trên diện tích 450ha, gồm 8 bến container tiếp nhận tàu 30.000-200.000DWT; 6 bến tổng hợp tiếp nhận tàu 30.000-100.000DWT; 1.200m bến thủy nội địa và 6 bến hàng lỏng, khí với công suất khai thác đạt 50 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 khoảng 3.000 tỷ đồng, còn lại sử dụng ngân sách địa phương.

Cảng Liên Chiểu được khởi công vào cuối năm 2022, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2025 và sau khi đi vào khai thác, cảng Liên Chiểu sẽ giảm tải cho cảng Tiên Sa hiện hữu (dự kiến sẽ chuyển đổi chuyên phục vụ tàu du lịch), đồng thời giảm áp lực vận tải trong nội đô.

Theo Quy hoạch tổng thể, cảng Liên Chiểu sẽ cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm Việt Nam.

Quy hoạch phân khai cụ thể khu bến Tiên Sa

UBND TP. Đà Nẵng cũng đưa ra các ý kiến liên quan đến quy hoạch khu bến Tiên Sa, Thọ Quang - Sơn Trà và hệ thống luồng hàng hải. Đề xuất bao gồm việc cập nhật hiện trạng khu bến Thọ Quang – Sơn Trà, đánh giá khả năng đáp ứng của khu đất dành cho Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II, đồng thời đề xuất phương án điều chỉnh nếu cần, ví dụ chuyển sang khu vực cảng Tiên Sa.

Theo bản đồ vùng nước cảng biển Đà Nẵng do Xí nghiệp Khảo sát Bảo đảm An toàn Hàng hải Miền Bắc xuất bản ngày 11/9/2020, phạm vi vùng nước cảng biển khu vực phía Bắc cầu Mân Quang không sát mép cầu mà để lại hành lang an toàn, điều này gây khó khăn trong quản lý và phục vụ tàu ra vào cảng cá âu thuyền Thọ Quang.

Cảng Liên Chiểu sẽ cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm Việt Nam. Ảnh: Internet

Cảng Liên Chiểu sẽ cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung và một trong 3 cảng biển lớn nhất, trọng điểm Việt Nam. Ảnh: Internet

Do đó, UBND TP. Đà Nẵng đề nghị điều chỉnh quy hoạch vùng nước cảng biển đến mép phía Bắc cầu Mân Quang để đảm bảo sự thông suốt.

Đối với khu bến Tiên Sa, dự kiến đến năm 2050 sẽ có khoảng 1,06 - 1,31 triệu lượt hành khách thông qua. UBND TP. Đà Nẵng đề nghị xác định rõ ràng phạm vi và diện tích bến hành khách.

Phần diện tích còn lại sẽ được nghiên cứu để bố trí cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các cơ sở hạ tầng công cộng (như đường bao, bãi đỗ xe), hoặc chuyển đổi thành đất thương mại dịch vụ.

Theo khảo sát Expat Insider, một cuộc khảo sát thường niên của Tổ chức InterNations vào năm 2022, Việt Nam đứng thứ 7 trong số 52 quốc gia được coi là đáng sống nhất cho người nước ngoài. Trong số đó, Đà Nẵng được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu. Năm 2018, Đà Nẵng đã được tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas bình chọn là một trong 10 địa điểm đáng sống nhất trên thế giới.

>> Tỉnh giàu nhất Việt Nam sắp đón loạt dự án căn hộ hơn 1 tỷ đồng, giải tỏa 'cơn khát' nhà ở giá rẻ

Khu nghỉ dưỡng cao cấp 30 triệu USD tại phố cảng hơn 400 năm tuổi bất ngờ gỡ tên doanh nghiệp đầu tư lớn

Tỉnh giàu có sở hữu siêu sân bay lớn nhất Việt Nam dự kiến thu về 45.000 tỷ nhờ đấu giá 51 khu đất

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tp-dang-song-nhat-the-gioi-tai-viet-nam-de-xuat-dieu-chinh-quy-hoach-cang-bien-lon-nhat-mien-trung-d133567.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    TP đáng sống nhất thế giới tại Việt Nam đề xuất điều chỉnh quy hoạch cảng biển lớn nhất miền Trung
    POWERED BY ONECMS & INTECH