Doanh nghiệp

TP. HCM sẽ 'nâng cấp' các quận nội thành lên đô thị đặc biệt, 5 huyện là đô thị vệ tinh kiểu mới

Giai Nhi 24/06/2024 - 23:11

Các đô thị vệ tinh kiểu mới có tính chất độc lập tương đối về cơ sở kinh tế - kỹ thuật, nhằm cân bằng lao động tại chỗ, hạn chế giao thông con lắc...

Ngày 22/6, tại kỳ họp thứ 16 (kỳ họp chuyên đề) của HĐND TP. HCM khóa X, các đại biểu đã thống nhất thông qua hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, TP. HCM hướng đến mô hình cấu trúc đô thị đa trung tâm với khu vực đô thị trung tâm hiện hữu (16 quận) có dân số hơn 6,4 triệu người vào năm 2030, đóng vai trò là hạt nhân của hệ thống đô thị TP. HCM.

Năm 2030, TP. Thủ Đức sẽ có dân số hơn 1,4 triệu người, là đô thị song hành, giữ vai trò là cực tăng trưởng mới. 5 huyện (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) có dân số hơn 3,1 triệu người vào, là các đô thị vệ tinh kiểu mới, cửa ngõ của TP. HCM.

Các đô thị vệ tinh kiểu mới là đô thị trực thuộc nhưng có tính chất độc lập tương đối về cơ sở kinh tế - kỹ thuật, nhằm cân bằng lao động tại chỗ, hạn chế giao thông con lắc, đảm bảo nhiệm vụ các chức năng phù hợp với tiềm năng lợi thế trong sự phân công với đô thị trung tâm.

>> Một doanh nghiệp bất động sản của TP. HCM 'rộng cửa' làm dự án khu dân cư 218 tỷ tại Quảng Trị

TPHCM chốt phương án phát triển 5 huyện thành 5 đô thị vệ tinh kiểu mới | VOZ
TP. HCM

Về phương án quy hoạch hệ thống đô thị, trong thời kỳ quy hoạch, hệ thống đô thị của TP. HCM bao gồm khu vực đô thị trung tâm (các quận nội thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt, 6 đô thị trực thuộc gồm: TP. Thủ Đức là đô thị loại I và 5 đô thị vệ tinh Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, làm cơ sở để nâng cấp lên thành phố.

Sau thời kỳ quy hoạch, hệ thống đô thị của TP. HCM bao gồm khu vực đô thị trung tâm (các quận nội thành) đạt tiêu chuẩn của đô thị đặc biệt và 4 đô thị trực thuộc gồm: TP. Thủ Đức là đô thị loại I và 3 đô thị vệ tinh đạt tiêu chuẩn đô thị loại II hoặc III.

Trong đó, đô thị phía Bắc gồm Hóc Môn - Củ Chi; đô thị phía Tây gồm huyện Bình Chánh; đô thị phía Nam gồm huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ và Quận 7. Ranh giới chính thức của các đô thị trực thuộc được xác định khi thành lập các đô thị này.

Về mạng lưới giao thông, đường bộ phát triển 24 tuyến chính, trong đó có 4 cao tốc, 3 vành đai, 5 tuyến Quốc lộ, 11 tuyến đường tỉnh, 1 đường ven biển; đường sắt có 22 tuyến; đường thủy nội địa có 88 tuyến; đường biển có 6 luồng hàng hải, 7 khu bến cảng biển.

Ngoài ra, cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ nâng cấp công suất 50 triệu hành khách và Cảng hàng không quốc tế Long Thành công suất 25 triệu hành khách…

>> Gần 22 triệu USD vốn FDI vừa chảy vào Đà Nẵng, có một dự án 'khủng' từ tập đoàn Hà Lan

Tỉnh có sân bay quốc tế đầu tiên ở vùng Tây Nguyên đón dòng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD

​​​​​​​Bình Phước sắp đón khu công nghiệp VSIP đầu tiên: 'Bệ phóng' hình thành vành đai công nghiệp xuyên Á

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/tp-hcm-se-nang-cap-cac-quan-noi-thanh-len-do-thi-dac-biet-5-huyen-la-do-thi-ve-tinh-kieu-moi-239798.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
TP. HCM sẽ 'nâng cấp' các quận nội thành lên đô thị đặc biệt, 5 huyện là đô thị vệ tinh kiểu mới
POWERED BY ONECMS & INTECH