Bất động sản

TP. HCM trình phương án cụ thể để có 823.000 tỷ đầu tư 183km 6 tuyến metro

Ngọc Trà 21/06/2024 19:30

Để có tiền làm dự án đường sắt đô thị, TP. HCM kiến nghị một số phương án đặc thù để thu hút nguồn vốn.

Để triển khai kết luận 49 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông đường sắt, UBND TP. HCM vừa trình Bộ GTVT đề án phát triển đường sắt đô thị (metro). Trong đó, TP. HCM đề xuất một số cơ chế chính sách đặc thù để sớm hiện thực hoá 500km metro.

Cụ thể, đến năm 2035, TP. HCM sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 183km metro gồm các tuyến số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Đến năm 2045, thành phố xây dựng thêm tuyến số 7 với khoảng 168,36km đường sắt đô thị, nâng tổng chiều dài của tuyến đường lên khoảng hơn 351km. Đến năm 2060, xây dựng hoàn thành các tuyến số 8, 9, 10 và nâng tổng chiều dài đường sắt đô thị thành phố lên khoảng 510,02km.

metro-2-9084-3108.jpg

Tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên dự kiến hoạt động vào tháng 7 này. Ảnh: Internet

Ước tính, từ nay đến năm 2035, TP. HCM cần hơn 823.000 tỷ đồng để hoàn thiện 183km đường sắt đô thị. Con số này không bao gồm tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) vì tuyến này đang thực hiện.

Để có tiền làm dự án metro, TP kiến nghị cho phép được giữ lại số tăng thu ngân sách Trung ương được hưởng từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách TP.

>> Đề xuất làm đường dọc cầu cạn, 'cứu nguy' cho tuyến metro đầu tiên của TP. HCM

Cùng với cơ chế trên, TP sẽ “tự lực” với việc tạo nguồn bằng phát triển TOD. Cụ thể, TP sẽ bán đấu giá các khu đất do Nhà nước trực tiếp quản lý xung quanh các nhà ga. Hiện tuyến metro số 1, TP đang quản lý quỹ đất rộng gần 63ha dọc tuyến, dự kiến năm sau sẽ thực hiện đấu giá khi dự án vào vận hành.

Sở Giao thông Vận tải TP. HCM tham mưu UBND TP. HCM đề xuất Trung ương chấp thuận 28 cơ chế, chính sách đặc thù để có vốn đổ vào hệ thống metro trong tương lai. Một số cơ chế đặc biệt như sau:

TP đề xuất cơ chế cho phép nâng tỷ lệ điều tiết phần ngân sách địa phương được hưởng từ 21% lên mức 32%. Nếu được chấp thuận, tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP. HCM là 32% cũng bằng với tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP. Hà Nội.

TP đề xuất phát triển đô thị theo mô hình TOD (phát triển đô thị gắn kết với giao thông công cộng). Thành phố sẽ thu và sử dụng 100% nguồn thu đối với các khoản thu phát sinh từ khai thác quỹ đất vùng phụ cận ga metro và TOD khác để tái đầu tư hạ tầng kết nối. Nguồn thu từ đấu giá đất dự kiến 152.682 tỷ đồng, trừ chi phí giải phóng mặt bằng, thực thu 120.529 tỷ đồng.

TP sẽ huy động thêm nguồn vốn bằng việc phát hành trái phiếu. Dự kiến huy động vốn từ trái phiếu địa phương khoảng 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng trong 1 năm cho giai đoạn 2027 đến 2034 để dành riêng cho phát triển đường sắt đô thị.

Bên cạnh các chính sách huy động vốn, TP. HCM cũng đề xuất một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Chẳng hạn, TP được xem xét quyết định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn của dự án đường sắt đô thị; chủ đầu tư được lựa chọn tư vấn trong nước liên danh với tư vấn quốc tế đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn của dự án đường sắt đô thị…

>> Sắp có khu nghỉ dưỡng trên ruộng bậc thang rộng 60.000m2 tại huyện 'trái tim của Tây Bắc'

Vượt khó khăn, tuyến metro đầu tiên của TP. HCM vẫn quyết tâm 'cán đích' năm 2024

Không cần dùng tiền mặt, người dân vẫn đi được tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tp-hcm-trinh-phuong-an-cu-the-de-co-823000-ty-dau-tu-183km-6-tuyen-metro-d125648.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
TP. HCM trình phương án cụ thể để có 823.000 tỷ đầu tư 183km 6 tuyến metro
POWERED BY ONECMS & INTECH