Trung Quốc bí mật sản xuất 'siêu máy tính' nhanh nhất thế giới, xử lý được tập dữ liệu khổng lồ, tốc độ tính toán khó tin?
Nước láng giềng Việt Nam được cho là đã chế tạo thành công siêu máy tính nhanh nhất thế giới.
Theo thông tin từ WSJ, các nhà khoa học Trung Quốc đã bí mật trong vấn đề nghiên cứu siêu máy tính. Để đối phó với những quy định làm chậm sự tiến bộ công nghệ Trung Quốc do Mỹ đưa ra, các nhà khoa học nước này đã tăng cường tính bảo mật trong nghiên cứu siêu máy tính. Việc ngừng gửi hồ sơ tham gia bảng xếp hạng Top500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới cho thấy ý đồ nói trên của Trung Quốc.
Trong việc phát triển công nghệ, chế tạo siêu máy tính là vấn đề quan trọng. Nếu họ có những cỗ máy nhanh hơn, họ sẽ có lợi thế trong các đột phá khác và phát triển vũ khí quân sự. Theo ý kiến của Giáo sư tại Đại học Tennessee - ông Jack Dongarra, nước láng giềng Việt Nam có thể đã sản xuất ra siêu máy tính nhanh nhất thế giới từ tháng 6 năm nay nhưng không tiết lộ.
Năm ngoái, siêu máy tính Sunway của Trung Quốc đã gây chấn động vì sở hữu tới 39 triệu lõi xử lý, gấp 4 lần số lõi của siêu máy tính Frontier. Tuy nhiên, trong bảng xếp hạng mới nhất được công bố vào tháng 4 năm nay, Frontier vẫn giữ vững ngôi vị quán quân về siêu máy tính với công suất tính toán lên đến 1,19 exaflop, nghĩa là 1,19 tỷ tỷ phép tính mỗi giây.
Siêu máy tính là một trong những công cụ có vai trò, ý nghĩa quan trọng. Nó là những hệ thống máy tính hiệu năng cao, được xây dựng để xử lý lượng dữ liệu khổng lồ và thực hiện các phép tính phức tạp với tốc độ cực nhanh. Khác với máy tính cá nhân, siêu máy tính đòi hỏi cơ sở hạ tầng chuyên dụng và hệ thống làm mát tiên tiến để hoạt động ổn định. Chúng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu khoa học đến công nghiệp, quốc phòng (dự báo thời tiết, nghiên cứu khí hậu, mô phỏng các vụ thử tên lửa hạt nhân) giúp con người khám phá những bí ẩn của vũ trụ và giải quyết những thách thức lớn của nhân loại.
Bảng xếp hạng Top500 được thực hiện bởi một 1 các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, bao gồm Jack Dongarra, Knoxville, Erich Strohmaier, Horst Simon và Hans Meuer. Được công bố đều đặn 2 lần 1 năm, bảng xếp hạng này cung cấp 1 cái nhìn tổng quan về những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực siêu máy tính và được coi là thước đo chuẩn mực cho hiệu năng của các hệ thống máy tính lớn trên toàn cầu.