Bất động sản

Trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam được 'trợ lực' để 'cất cánh' lên TP

Hải Đăng 24/02/2025 14:00

Vùng được xem là trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam đã được phân loại đạt đô thị loại III, đây được xem là bước đệm để địa phương cất cánh lên TP trực thuộc tỉnh trong tương lai.

Theo báo Tây Ninh, qua thẩm định của Hội đồng thẩm định phân loại đô thị tại Bộ Xây dựng, thị xã Trảng Bàng (tỉnh Tây Ninh) đã đạt đô thị loại III, đây được xem là bước đệm quan trọng giúp địa phương trở thành TP trực thuộc tỉnh trong tương lai. Thị xã Trảng Bàng có diện tích tự nhiên hơn 34.000ha, bao gồm 6 phường và 4 xã.

Khu vực nội thành có diện tích hơn 15.400ha gồm 6 phường như: Trảng Bàng, An Tịnh, An Hòa, Gia Lộc, Gia Bình, Lộc Hưng, khu vực ngoại thị với diện tích 18.556ha bao gồm các xã như Hưng Thuận, Đôn Thuận, Phước Bình, Phước Chỉ.

> > Thủ tướng ra thời hạn làm đường kết nối Thủ đô với sân bay tại tỉnh nhỏ nhất Việt Nam

Trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam được 'trợ lực' để 'cất cánh' lên TP- Ảnh 1.
Một góc tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Internet

Dân số hiện nay của thị xã Trảng Bàng là 181.082 người, trong đó dân số khu vực nội thị 132.071 người; khu vực ngoại thị 49.011 người.

Trảng Bàng được xem là "cửa ngõ" của tỉnh Tây Ninh, sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế về địa lý, hạ tầng cũng như giao thông đồng bộ với nhiều khu công nghiệp, thu hút nhiều dự án đầu tư.

Do đó, trong tương lai, việc thị xã Trảng Bàng được "nâng cấp" lên trở thành TP trực thuộc tỉnh đã tạo tiền đề cho đô thị này phát triển tất yếu.

Mặc dù đạt đô thị loại III nhưng thị xã Trảng Bàng hiện vẫn còn 5/63 tiêu chuẩn chưa đạt. Trong đó bao gồm: Cơ sở y tế cấp đô thị, tỷ lệ nước thải được xử lý, nhà tang lễ, công trình xanh, các khu chức năng và khu đô thị mô hình xanh, công nghệ cao, thông minh...

Trưởng phòng Quản lý đô thị thị xã Trảng Bàng - ông Trần Thông Trực cho biết để xây dựng và phát triển đô thị trong thời gian tới, UBND TX. Trảng Bàng sẽ tiếp tục tập trung và phát huy các thế mạnh về kinh tế, tạo động lực cho việc phát triển đô thị, thu hút các nguồn lực từ Trung ương đến địa phương.

Trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam được 'trợ lực' để 'cất cánh' lên TP- Ảnh 2.
Thị xã Trảng Bàng là "cửa ngõ" của tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Internet

Thị xã cũng ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời xây dựng cụ thể các chương trình và kế hoạch, danh mục các dự án đầu tư huy động những nguồn vốn tập trung trong giai đoạn tới nhằm khắc phục các chỉ tiêu còn yếu, còn thiếu đối với các đô thị loại III.

Trong thời gian tới, thị xã Trảng Bàng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển hạ tầng các KĐT mới, đầu tư xây dựng nhà ở và tăng cường các không gian xanh, hạ tầng xã hội cũng như thương mại và du lịch.

Đối với 5 tiêu chuẩn chưa đạt, yêu cầu tối thiểu đối với đô thị loại III, thị xã Trảng Bàng ưu tiên tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện các tiêu chuẩn theo quy định.

Tổng giá trị sản phẩm của thị xã Trảng Bàng trong năm 2023 đạt 39.639 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 3 năm gần nhất đạt 8,9%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Trong năm 2023, ngân sách thị xã Trảng Bàng có sự cân đối dư, thu nhập bình quân đầu người đạt 84,5 triệu đồng/năm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm xuống chỉ còn 0,06%. Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 33,37m2/người, trong đó tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm trên 98%.

Theo trích dẫn từ sách Từ điển địa danh hành chính Nam Bộ của tác giả Nguyễn Đình Tư (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2008) có mục từ Trảng Bàng, đây là "quận thuộc tỉnh Tây Ninh từ năm 1903".

Do đó, đến nay là hơn 120 năm cái tên quận Trảng Bàng được ghi danh vào bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh, đánh dấu một bước tiến mới của đô thị Trảng Bàng - đó là quận đầu tiên được thiết lập của tỉnh Tây Ninh.

Thị xã Trảng Bàng cũng được xem là trung tâm hành chính, chính trị thuộc của Tây Ninh, nơi có các khu vực di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; sở hữu nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp kỹ thuật cao; là một cực tăng trưởng lớn, đầu mối giao thông của tỉnh Tây Ninh và đồng thời là trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam.

Năm 2018, Trảng Bàng được công nhận là đô thị loại IV, thị xã Trảng Bàng được thành lập ngày 10/01/2020 theo Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội về việc thành lập thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng và thành lập các phường, xã thuộc thị xã Hòa Thành, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Theo quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1736/QĐ-TTg ngày 29/12/2023; Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 và Quy hoạch chung xây dựng đô thị Trảng Bàng đến năm 2035, đều xác định đến năm 2030 Trảng Bàng là đô thị loại III.

> > Từ bây giờ, đất giao, cho thuê 50 năm có thể sẽ bị thu hồi

Thị xã trực thuộc tỉnh có đường bờ biển đẹp bậc nhất Việt Nam sắp lên thành phố, quy mô hơn 200.000 người

Trong năm nay, Marriott sẽ khai trương khách sạn hạng sang tại tỉnh sắp lên thành phố trực thuộc Trung ương

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/trung-tam-cua-tieu-vung-4-khu-vuc-bien-gioi-tay-nam-duoc-tro-luc-de-cat-canh-len-tp-202250121102813788.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Trung tâm của tiểu vùng 4 khu vực biên giới Tây Nam được 'trợ lực' để 'cất cánh' lên TP
    POWERED BY ONECMS & INTECH