Từ chối đề xuất lấy 5 triệu m3 đất của dự án sân bay lớn nhất Việt Nam để thi công cao tốc dài 54km

01-04-2024 18:54|Chi Chi

Nếu lấy 5 triệu m3 của dự án 'siêu sân bay' phục vụ cho quá trình thi công đường cao tốc thì giai đoạn 2 của dự án sân bay sẽ bị ảnh hưởng.

Vào tháng 2/2024, Ban quản lý dự án 85 đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng 5 triệu m3 đất từ dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành để phục vụ thi công dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Song, phía Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, nếu lấy 5 triệu m3 đất của dự án thì sẽ không đủ để phục vụ thi công giai đoạn 2 của dự án sân bay Long Thành.

Nếu lấy 5 triệu m3 đất của dự án sân bay Long Thành sẽ ảnh hưởng đến thi công giai đoạn 2

Nếu lấy 5 triệu m3 đất của dự án sân bay Long Thành sẽ ảnh hưởng đến thi công giai đoạn 2

Do đó, tại phiên họp thứ 10 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải mới đây, ông Võ Tấn Đức - quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị Chính phủ cho phép địa phương được gia hạn lại các mỏ vật liệu để đảm bảo cung ứng nguồn đất đắp cho các dự án, trong đó có dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Trước đó, vào giữa năm 2023, ACV cũng đã có văn bản phản hồi gửi Ban quản lý dự án 85 đối với việc tận dụng nguồn đất dồi dào của dự án Sân bay Long Thành để phục vụ thi công dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Theo đó, nguồn vật liệu đất đào và đắp của dự án Sân bay Long Thành đã được tư vấn nước ngoài JFV (Nhật Bản - Pháp - Việt Nam) tính toán, thiết kế điều phối toàn bộ theo quy hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, do khối lượng đắp lớn hơn khối lượng đào nên tư vân thiết kế cũng đã tính toán sử dụng thêm nguồn vật liệu đắp bên ngoài để đảm bảo cân bằng khối lượng đào đắp cho toàn bộ khu vực 5.000ha của dự án.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023

Hiện nay, nguồn đất đào còn dôi dư từ gói thầu san nền của dự án thành phần 2 thuộc dự án Sân bay Long Thành giai đoạn 1 đã được điều phối đắp cho các giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, việc tận dụng nguồn đất đào ra của dự án sân bay Long Thành để sử dụng làm vật liệu đất đắp cho dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là không khả thi.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2005, nằm trên diện tích khoảng 25.000 ha thuộc địa bàn 6 xã tỉnh Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 16 tỷ USD. Theo quy hoạch, quá trình xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2020 - 2025), Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách mỗi năm với 2 đường cất hạ cánh. Giai đoạn 2 (2025 - 2035), san bay được nâng công suất nhà ga hành khách lên 50 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 1,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2 (2035-2050), sân bay nâng công suất nhà ga hành khách lên 100 triệu khách/năm và nhà ga hàng hóa lên 5 triệu tấn/năm.

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được khởi công xây dựng từ tháng 6/2023 có tổng chiều dài toàn tuyến là 53,7km đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.Khi tuyến cao tốc này hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 51 hiện đang trong tình trạng quá tải thường xuyên ùn tắc. Dự án cũng kết nối trực tiếp với tuyến đường cửa ngõ sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, Bến Lức – Long Thành.

>> Tỉnh nhiều khu công nghiệp nhất Việt Nam sẽ có tổng cộng 5 cầu đường bộ kết nối với đầu tàu kinh tế cả nước

Tuyến cao tốc gần 9.000 tỷ đồng, sở hữu hầm núi dài thứ 4 cả nước: Sẽ thông xe ngay trong tháng 4/2024

Tỉnh có 6 tuyến đường bộ huyết mạch sắp 'cán đích' dự án gần 200 tỷ đồng kết nối với cao tốc Bắc - Nam

Tuyến cao tốc 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam: Dài 79km nhưng có tới 34 cây cầu và 1 hầm chất lượng cao bất chấp địa hình phức tạp

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/tu-choi-de-xuat-lay-5-trieu-m3-dat-cua-du-an-san-bay-lon-nhat-viet-nam-de-thi-cong-cao-toc-dai-54km-d119304.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Từ chối đề xuất lấy 5 triệu m3 đất của dự án sân bay lớn nhất Việt Nam để thi công cao tốc dài 54km
POWERED BY ONECMS & INTECH