Từ chối Mỹ, Trung Quốc kiên quyết không bán công nghệ cao xây dựng, giữ lại tự triển khai ‘in 3D’ đập thủy điện cao 180m không cần nhân công
Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ được sử dụng để "cắt" mô hình đập trên máy tính thành nhiều lớp, sau đó sẽ điều khiển robot tiến hành thi công từng lớp tại công trường.
Đập thủy điện Dương Khúc là một dự án đầy tham vọng của Trung Quốc. Theo South China Morning Post (SCMP), nhà máy thủy điện này dự kiến cao 180m và sẽ được xây dựng "từng lớp" bằng công nghệ "sản xuất đắp dần" như trong in 3D.
Đáng chú ý, toàn bộ máy xúc, xe tải, máy ủi, máy lát và xe lu tại công trường được điều khiển bởi trí tuệ nhân tạo (AI) và không cần con người vận hành. Hệ thống này giám sát và điều phối toàn bộ quy trình xây dựng, từ việc vận chuyển vật liệu đến việc đầm nén từng lớp của con đập. Phương pháp này giúp giảm thiểu sự can thiệp của con người, tăng độ chính xác và hiệu quả trong thi công.
Cụ thể, trí tuệ nhân tạo AI sẽ được sử dụng để "cắt" mô hình đập trên máy tính thành nhiều lớp, sau đó sẽ điều khiển robot tiến hành thi công từng lớp tại công trường. Máy xúc không người lái sẽ có thể xác định và tải vật liệu từ bãi tập kết vào các xe tải tự động.
Đập Dương Khúc dự kiến sẽ cung cấp gần 5 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm cho tỉnh Hà Nam, nơi có khoảng 100 triệu dân. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực mà còn góp phần giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững của Trung Quốc.
Từ trước đó, công nghệ in 3D đã được Trung Quốc sử dụng trong nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn. Thậm chí Mỹ từng ngỏ ý mua công nghệ cao này nhưng Trung Quốc không bán mà tiếp tục nghiên cứu sâu để phát triển hơn nữa.