Trong phiên cuối tuần trước (ngày 15/10), bộ phận tự doanh công ty chứng khoán đã quay lại mua ròng 353,8 tỷ đồng trên toàn thị trường (tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 308,9 tỷ đồng) với râm điểm gom hàng tại nhóm cổ phiếu bank. Đáng chú ý, sau những lùm xùm về phí thuê mặt bằng với chủ cho thuê, cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động vẫn được nhà đầu tư gom mạnh hàng trăm tỷ đồng.
Kết phiên giao dịch, VN-Index tăng 0,85 điểm (0,06%) lên 1.392,7 điểm; toàn sàn có 206 mã tăng, 216 mã giảm và 51 mã đứng giá. HNX-Index đi ngang tức vẫn giữ mức 384,84 điểm; toàn sàn có 114 mã tăng, 108 mã giảm và 65 mã đứng giá. UpCOM-Index tăng 0,16 điểm (0,16%) lên 99,44 điểm.
Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25.105 tỷ đồng trong đó giá trị khớp lệnh riêng sàn HOSE đạt 20.512 tỷ đồng.
Giao dịch khối ngoại phiên này trở thành điểm sáng khi trở lại mua ròng nhẹ trên toàn thị trường với giá trị hơ 36 tỷ đồng. Nhà đầu tư ngoại tập trung rót ròng tại các cổ phiếu như HSG, VHM, VNM trong khi ghi nhận bán ròng tại các cổ phiếu PAN, KBC, SHB, MSN...
Trong phiên cuối tuần, bộ phận tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 353,8 tỷ đồng (tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 308,9 tỷ đồng). Như vậy, tự doanh đã quay lại vị thế mua ròng sau phiên bán ròng nhẹ trước đó.
Cụ thể, khối tự doanh giải ngân vào 13/18 ngành với nhóm được mua ròng mạnh nhất là ngân hàng, điện, nước & xăng dầu khí đốt. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm qua gồm VPB, TCB, STB, FPT, MWG, GAS, HPG, NHH, MSN, ACB.
Bên phía bán ra, tự doanh chủ yếu bán ròng cổ phiếu của các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FUEVFVND, VNM, SBT, HSG, E1VFVN30, HDG, DPM, SHB, DXS, VCI.
Nguồn Vietnambiz.vn
Với riêng cổ phiếu MWG, hiện mã này đa đứng mức 1.32.x00 đồng - tăng mạnh so với vùng giá 7x.000 cách đây 1 năm.
Ở một diễn biến liên quan, từ năm 2020 đến nay trong nhiều báo cáo CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) đã nhiều lần đề cập đến thông tin MWG đã làm việc với các đối tác cho thuê mặt bằng nhằm miễn, giảm tiền thuê mặt bằng ở những tỉnh, thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, câu chuyện này lại được đề cập nhiều hơn trong thời gian gần đây khi ảnh chụp văn bản được cho là của MWG gửi các đối tác cho thuê mặt bằng được ông Trần Kỷ Mùi (Bình Định) đăng tải.
Tại văn bản gửi các đối tác, MWG đề nghị: “Không tính tiền thuê và không thanh toàn 100% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng phải đóng cửa hoàn toàn, không kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan Nhà nước.
Không tính tiền thuê 70% và thanh toán 30% tiền thuê mặt bằng trong thời gian cửa hàng bị hạn chế bán hàng để phối hợp phòng chống dịch.
Thời gian áp dụng từ 1/1 - 1/8/2021. Công văn đề nghị tiền thuê đã thanh toán sẽ cấn trừ vào các kỳ thanh toán tiếp theo, cũng như sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng thuê nếu xảy ra các trường hợp bất khả kháng buộc cửa hàng phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng".
Thư gửi đối tác cho thuê mặt bằng của MWG
Trong khi đó, cũng theo văn bản này, ngày ký văn bản là 2/8 trong khi thời gian đề nghị áp dụng là từ đầu năm (1/1) và thời điểm làn sóng thứ 4 của dịch COVID-19 bắt đầu ảnh hưởng nhiều hơn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ từ tháng 7 đến tháng 9/2021.
Văn bản thông báo thanh toán chi phí thuê mặt bằng gửi cho đối tác Trần Kỷ Mùi, MWG cũng ghi rõ số tiền giảm trừ tương đương số ngày đóng cửa, số ngày bán giãn cách. Theo đó, tổng số tiền đề nghị giảm trừ trong giai đoạn từ 1/1 đến hết tháng 9/2021, chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9/2021 là gần 50,9 triệu đồng.
Ngày 30/9, ông Trần Kỷ Mùi đã có đơn phúc đáp công văn của Thế Giới Di Động. Trong đơn phúc đáp, ông Mùi cho biết, giá thuê mặt bằng được nêu rõ tại Điều 4 của hợp đồng và Điều 9 Cam đoan của các bên “không có điều khoản nào nêu rõ việc Thế Giới Di Động được tự ý giảm giá thuê mặt bằng” khi xảy ra dịch COVID-19 tại An Nhơn và chưa có sự đồng ý của người cho thuê mặt bằng.
Ông Mùi viết: “Thứ nhất, tôi không ý đồng ý với những công văn được gửi bởi Thế Giới Di Động về việc điều chỉnh giảm trừ thanh toán chi phí mặt bằng liên quan đến dịch COVID-19, cụ thể không đồng ý giảm giá thuê mặt bằng theo Hợp đồng đã ký ngày 16/1/2020.
Thứ hai, tôi biết việc đại dịch COVID-19 diễn ra làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp tuy nhiên không phải vì vậy mà Thế Giới Di Động muốn tự giảm giá kiểu gì thì giảm mà không quan tâm đến ý kiến của người cho thuê nhà. Tôi thấy rằng đây là điều quá phi lý và không tôn trọng.
Thứ ba, nếu Thế Giới Di Động vẫn tiếp tục không tôn trọng và tuân thủ các điều khoản đã ký ngày 16/1/2020, tôi sẽ chuyển hồ sơ khởi kiện đến toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết”.
Theo văn bản này, ông Trần Kỷ Mùi cho Thế Giới Di Động thời gian 10 ngày làm việc để Thế Giới Di Động trả lời kể từ khi nhận được công văn.
Kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2021 của MWG cho thấy MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất đạt 78.495 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.006 tỷ đồng, lần lượt tăng 8% và 12% so với cùng kỳ. Doanh thu online đóng góp hơn 7.540 tỷ đồng cho MWG - tăng 17% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, MWG đã hoàn thành 63% kế hoạch doanh thu và 63% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Giá lợn hơi tăng cận Tết 2025: Nông dân lãi 1 triệu đồng mỗi con xuất chuồng
Quốc hội ‘chốt’ thuốc được bán online, cơ hội nào cho cổ phiếu bán lẻ?