Dòng tiền khối tự doanh công ty chứng khoán vẫn duy trì được sự tích cực dù thị trường chứng khoán có những phiên rung lắc mạnh trong tuần 10 - 14/1/2022.
Kết tuần giao dịch từ 10 - 14/1/2022, VN-Index đứng ở mức 1.496,02 điểm - giảm 32,46 điểm (-2,12%) so với tuần trước; HNX-Index giảm 26,98 điểm (-5,46%) xuống 466,86 điểm; UpCOM-Index cũng giảm 3,38 điểm (-2,92%) xuống 112,22 điểm.
Dòng tiền khối tự doanh công ty chứng khoán vẫn duy trì được sự tích cực dù thị trường chứng khoán có những phiên rung lắc mạnh trong tuần 10 - 14/1/2022.
Theo dữ liệu của FiinPro, nhóm này mua vào 54,6 triệu cổ phiếu ở sàn HOSE trong tuần thứ 2 của năm 2022 - tương ứng trị giá 2.390 tỷ đồng trong khi bán ra 57 triệu cổ phiếu - trị giá 2.219 tỷ đồng. Tính chung, dòng vốn này mua ròng 171 tỷ đồng (giảm 78% so với tuần tuần trước) trong đó mua ròng 315 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.
Tạm tính, khối tự doanh đã có 3 tuần mua ròng liên tiếp với tổng giá trị 1.875 tỷ đồng.
Hoạt động giải ngân của khối tự doanh công ty chứng khoán khá dàn trải khi không nhóm ngành nào được mua ròng trên trăm tỷ đồng.
Cụ thể, nhóm này gom ròng 11/18 ngành trong đó cổ phiếu bán lẻ nổi lên là nhóm được bộ phận tự doanh mua ròng mạnh nhất qua kênh khớp lệnh với giá trị 65 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, khối tự doanh cũng gom ròng 52 tỷ đồng cổ phiếu dịch vụ tài chính.
Theo thống kê, dòng tiền từ khối tự doanh còn tìm đến các ngành như dầu khí (50,7 tỷ đồng), công nghệ thông tin (50 tỷ đồng), thực phẩm và đồ uống (38,5 tỷ đồng).
Ở chiều ngược lại, áp lực rút vốn của khối tự doanh tuần qua cũng ở mức thấp; nhóm bất động sản bị bán ròng nhiều nhất nhưng giá trị rút ròng cũng chưa đến 70 tỷ đồng.
Trở lại với giao dịch tự doanh, áp lực rút vốn còn được chứng kiến ở nhóm xây dựng & vật liệu (15,8 tỷ đồng), ngân hàng (2,7 tỷ đồng). Như vậy, dòng vốn tự doanh chính thức ngắt chuỗi mua ròng nhóm cổ phiếu "vua" 6 tuần liên tiếp.
Thống kê giao dịch cụ thể từng mã, khối tự doanh chủ yếu rút vốn khỏi cổ phiếu FLC với giá trị 243,5 tỷ đồng.
Theo sau FLC, khối tự doanh còn rút ròng 103,6 tỷ đồng khỏi chứng chỉ quỹ FUEVFVND.
Cùng chiều, bộ phận tự doanh còn tạo áp lực bán lên các cổ phiếu bluechips như STB (45,8 tỷ đồng), KDH (37,5 tỷ đồng), CTG (22,2 tỷ đồng), POW (19,5 tỷ đồng) và NVL (17,9 tỷ đồng).
Tự doanh cũng rút khỏi một số mã khác như VCG (20,5 tỷ đồng), DBC (15,5 tỷ đồng) và LCG (13,3 tỷ đồng).
Ở chiều mua, VRE dẫn đầu Top mua ròng với giá trị vào ròng đạt 85,3 tỷ đồng. Giữa bối cảnh cổ phiếu bất động sản lao dốc hàng loạt sau thông tin Tân Hoàng Minh bỏ cọc lô đất tại Thủ Thiêm, cổ phiếu VRE mặc dù có bị ảnh hưởng, nhưng không phiên nào giảm kịch biên độ.
Tính chung cả tuần, cổ phiếu của Vincom Retail giảm nhẹ 1% so với tuần trước đó, chốt phiên 14/1 tại 34.400 đồng/cp.
Ngoài mã VRE, khối tự doanh tập trung rót tiền vào các cổ phiếu MWG (61 tỷ đồng), FPT (50,1 tỷ đồng), E1VFVN30 (44,9 tỷ đồng) và PNJ (36,8 tỷ đồng).
Bên cạnh đó, khối này còn tìm đến các mã PVD (33 tỷ đồng), DPM (29,9 tỷ đồng), VPB (29,2 tỷ đồng), KBC (28,9 tỷ đồng) và HQC (28,6 tỷ đồng).
VN-Index giảm 4 phiên liên tục, về lại 1.262 điểm
Nhận định chứng khoán 13/12: Cơ hội xuất hiện khi VN-Index về 1.260 điểm