Xã hội

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80%

Đại Dương 26/08/2024 00:06

Từ thời điểm đưa vào khai thác đến nay, tuyến cao tốc này không thu phí.

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, còn được gọi là Quốc lộ 3 mới (ký hiệu tuyến CT07), là một trong những dự án giao thông quan trọng tại miền Bắc Việt Nam khi đi qua 3 địa phương là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên. Tuyến đường này được khởi công xây dựng vào tháng 11/2009 và thông xe vào tháng 1/2014 sau hơn 4 năm xây dựng. Với chiều dài toàn tuyến 64km, thời điểm đưa vào khai thác, đây là tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 1
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Ảnh: Internet

Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tổng đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong số này, hơn 6.600 tỷ đồng là nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và 3.340 tỷ đồng là vốn đối ứng Việt Nam.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 2
Với chiều dài toàn tuyến 64km, thời điểm đó đây là tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Lao động

Tuyến cao tốc có điểm xuất phát từ địa phận xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội) giao với Quốc lộ 1A mới chạy qua huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh tại km 152 + 400 và điểm cuối tại nút giao Thịnh Đán, kết nối với đường tránh TP. Thái Nguyên.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 3
Từ thời điểm đưa vào khai thác đến nay, tuyến cao tốc này không thu phí. Ảnh: Internet

Dự án được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với tốc độ thiết kế 100km/h. Toàn tuyến cao tốc cũng được chia thành 2 đoạn. Đoạn 1 từ Hà Nội - Sóc Sơn với 4 làn xe cơ giới, trong đó có 2 làn dừng xe khẩn cấp, nền đường rộng 34,6m. Đoạn 2 từ Sóc Sơn - Thái Nguyên với 2 làn xe cơ giới, 2 làn dừng xe khẩn cấp, nền đường rộng 34,5m.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 4
Một nút giao cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên. Ảnh: Vietnamnet

Ngoài ra, trên toàn tuyến còn có 6 nút giao thông, 29 cầu cùng nhiều công trình khác như trung tâm điều khiển, trạm nghỉ và dịch vụ kỹ thuật. Đặc biệt, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên không thu phí cho nên người dân, doanh nghiệp thường xuyên đi lại, vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường này được hưởng lợi rất lớn.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 5
Các khu công nghiệp dọc tuyến cao tốc đã được lấp đầy đến 80%. Ảnh: Internet

Từ khi cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đi vào hoạt động, nó đã trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển của Tỉnh Thái Nguyên. Tuyến đường này không chỉ giúp cải thiện kết nối giao thông mà còn góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế nhanh chóng của địa phương.

Nổi bật là từ khi có tuyến cao tốc, kết quả thu hút đầu tư của Thái Nguyên đã có sự bứt phá mạnh mẽ. Các dự án phát triển khu, cụm công nghiệp được quy hoạch, xây dựng theo tuyến cao tốc và phát huy hiệu quả cao khi tỷ lệ lấp đầy các dự án lên tới 70-80%.

Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80% - ảnh 6
Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet

Sau một thập kỷ được đưa vào sử dụng, dự án cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của cả ba địa phương là Hà Nội, Thái Nguyên và Bắc Ninh. Theo Quy hoạch phát triển đến năm 2050, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh phấn đấu xây dựng đạt tiêu chuẩn để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Chính vì vậy, trong tương lai, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ ngày càng giữ vai trò quan trọng khi đây sẽ là tuyến cao tốc kết nối giữa Thủ đô đến hai thành phố lớn.

>> Cao tốc trên cao 5.000 tỷ đầu tiên của Việt Nam cho xe chạy tới 100km/h, chịu được động đất cấp 7

Tuyến cao tốc đầu tiên của Việt Nam có kinh phí đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, gồm 14km cầu cạn, 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp

Thời điểm cả nước có 43 tuyến cao tốc với tổng chiều dài hơn 9.200km

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Tuyến cao tốc từng dài nhất Việt Nam với 6 nút giao thông và 29 cây cầu, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng không thu phí, các khu công nghiệp dọc tuyến được lấp đầy đến 80%
POWERED BY ONECMS & INTECH