Vải thiều chín sớm được thu mua với giá cao, đơn hàng dồn dập khiến doanh nghiệp xuất khẩu 'lo lắng'

29-05-2024 13:12|Hoàng Ngân

Giá vải chín sớm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 40.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái chỉ 25.000 đồng/kg.

Hiện tại, vải chín sớm được thu mua tại huyện Thanh Hà (Hải Dương), với giá tăng gấp đôi so với năm 2023 do mất mùa nặng của vải thiều chính vụ. Giá vải chín sớm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu là 40.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái chỉ 25.000 đồng/kg. Bà Hồng cho biết sản lượng vải thiều chính vụ, thường được thu hoạch từ giữa tháng 6, đã giảm mạnh ở các tỉnh Hải Dương và Bắc Giang, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu mua nguyên liệu.

Những thông tin trên được bà Ngô Thị Thu Hồng, Tổng giám đốc Công ty CP Ameii Việt Nam chia sẻ với báo Thanh Niên, đồng thời bà Hồng cũng cho biết doanh nghiệp này đang tích cực thu mua vải chín sớm, giống vải u hồng, để xuất khẩu. Ngày 27/5, những lô vải thiều đầu tiên sẽ có mặt trên thị trường Pháp và Úc.

sieu-thi.jpg
Vải thiều Việt Nam được ưa chuộng tại nước ngoài

>> 'Ông lớn' ngành thuỷ sản báo lãi giảm hơn 70% nhưng vẫn cao nhất trong 4 quý gần đây

Dù lượng vải thiều xuất khẩu từ các đối tác tăng 20% so với năm 2023, nhưng Ameii Việt Nam vẫn chưa chốt được giá với nông dân và lo ngại không đủ hàng để giao cho khách. Trong khi đó, Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu đã mở hàng vụ xuất khẩu năm nay với 2,5 tấn vải đang trên đường đến Trung Đông. Tuy nhiên, giá thu mua nguyên liệu tăng cao đã đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp này. Giá vải thiều tươi xuất khẩu là hơn 6 USD/kg và vải chế biến là hơn 4 USD/kg, gấp đôi so với năm trước nhưng vẫn có nhiều đơn hàng.

Tại thị trường Nhật Bản, doanh nghiệp đã đặt mua 20 tấn vải thiều tươi để đưa vào siêu thị, và đơn hàng vải thiều chế biến đạt 500- 600 tấn. Dù có nhiều đơn đặt hàng, sản lượng thu mua xuất khẩu vải tươi và chế biến dự kiến chỉ bằng 1/3 so với năm 2023 do giá vải rất cao.

Ở 2 thủ phủ vải của Việt Nam là Hải Dương và Bắc Giang, vải chín sớm đang được thu mua nhiều nhất để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Vải thiều chính vụ dự kiến sẽ được thu hoạch từ ngày 15/6 đến hết tháng 7.

Tại Bắc Giang, sản lượng vải thiều chính vụ ước đạt 50.000 tấn và đã có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng thu mua. Vải thiều Bắc Giang đã xuất khẩu đến các thị trường trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có yêu cầu khắt khe về chỉ tiêu chất lượng sản phẩm.

Ở Hải Dương, do yếu tố thời tiết nên sản lượng vải năm nay sụt giảm, ước đạt khoảng 40.000-45.000 tấn. Ngoài cung cấp vải tươi phân phối cho các siêu thị trong nước như Công ty TNHH MTV rau an toàn Thanh Hà; chế biến đóng hộp xuất khẩu có CTCP giống cây trồng Kiên Giang, Công ty TNHH Hùng Sơn, HTX nông nghiệp xanh V-Phúc… Nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu vải thiều đi các thị trường như Trung Quốc, Thái Lan, Trung Đông và một số thị trường cao cấp như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Pháp, Australia… Các doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực xuất khẩu vải thiều như CTCP Ameii Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Rồng Đỏ, CTCP Fusa, DNTN Khởi Huệ, Công ty TNHH Chế biến nông lâm sản Thanh Hà…

Theo các nhà vườn tại Thanh Hà, vải thiều chính vụ có cùi dày và độ đường cao, thường được sấy khô để bán quanh năm. Tuy nhiên, do mất mùa, các hợp tác xã không có vải sấy khô khi sản lượng vải tươi không đủ cho các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu.

>> Pizza 4P's: Từ gánh nợ 'triệu đô' đến doanh thu kỳ vọng đạt 1.700 tỷ đồng

Đã có kết quả vụ 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi, doanh nghiệp xuất khẩu 'thở phào'

Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào top đầu thế giới mang về 18,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vai-thieu-chin-som-duoc-thu-mua-voi-gia-cao-don-hang-don-dap-khien-doanh-nghiep-xuat-khau-lo-lang-236608.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vải thiều chín sớm được thu mua với giá cao, đơn hàng dồn dập khiến doanh nghiệp xuất khẩu 'lo lắng'
POWERED BY ONECMS & INTECH