Doanh nghiệp A-Z

‘Vật lộn’ với công nợ của Novaland và Xây dựng Hòa Bình, Thép SMC giải thể công ty con

Thu Huyền 25/10/2024 - 23:50

Bên cạnh việc giải thể công ty con, đại gia buôn thép đã liên tục phải bán tài sản trong thời gian qua để duy trì hoạt động.

Ngày 23/10, Đầu tư Thương mại SMC (MCK: SMC) đã thông qua việc chấm dứt hoạt động dự án đầu tư Nhà máy gia công cơ khí SMC tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng.

Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng được vận hành từ năm 2020 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Theo báo cáo thường niên 2023, đơn vị này đã trải qua hai năm thua lỗ liên tiếp, khi năm 2022 ghi nhận lỗ 63,8 tỷ đồng và năm 2023 tiếp tục lỗ 21,5 tỷ đồng.

‘Vật lộn’ với công nợ của Novaland và Xây dựng Hòa Bình, Thép SMC giải thể công ty con
SMC Đà Nẵng

Trước đó, Đầu tư Thương mại SMC đã thông qua việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Công ty TNHH MTV SMC Đà Nẵng tại địa chỉ đường số 2, Khu công nghiệp Hòa Cầm, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng, diện tích 27.731,4m² và mục đích sử dụng đất là đất khu công nghiệp. Công ty cho biết, giá chuyển nhượng dự kiến hơn 96 tỷ đồng (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên doanh nghiệp giải thể công ty con. Ngày 11/7/2023, SMC đã thực hiện giải thể Công ty TNHH SMC Châu Đức do hoạt động kinh doanh không hiệu quả.

Bên cạnh việc giải thể công ty con, trong thời gian vừa qua, SMC đã liên tục phải bán tài sản để duy trì hoạt động. Chỉ từ cuối năm 2023 đến nay, công ty đã thực hiện 4 đợt thanh lý tài sản. Dù vậy, cổ phiếu SMC vẫn bị cảnh báo do lỗ lũy kế hơn 68 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6.

Thời điểm SMC bước vào "khúc cua nghiệt ngã" bắt đầu từ năm 2022, khi nhiều doanh nghiệp trong ngành phải đối mặt với khó khăn dồn dập từ cả thị trường xuất khẩu và nội địa. Sự đóng băng của thị trường bất động sản, nhu cầu tiêu thụ sụt giảm nghiêm trọng cùng với chi phí đầu vào tăng cao đã đẩy nhiều doanh nghiệp thép rơi vào khủng hoảng.

Điều này dẫn đến việc SMC lao đao với vòng xoáy công nợ với khách hàng, đặc biệt là hệ sinh thái liên quan đến Novaland (NVL) và Xây dựng Hòa Bình (HBC). Tính đến cuối tháng 6/2024, Thép SMC tạm ghi nhận lỗ hơn 22% từ khoản đầu tư vào cổ phiếu HBC, sau khi hoán đổi từ khoản nợ trị giá 104,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái liên quan đến Tập đoàn Novaland như Công ty TNHH Delta Valley Bình Thuận, Công ty TNHH Bất động sản Đà Lạt Valley, và Công ty TNHH The Forest City đang đứng đầu danh sách nợ xấu với hơn 700 tỷ và công ty đã trích lập dự phòng hơn 570 tỷ đồng.

>> Thương mại SMC và bước ngoặt sinh tử trước bờ vực hủy niêm yết

Bộ Công Thương thông tin về vụ điều tra chống bán phá giá thép HRC Trung Quốc do Hòa Phát và Formosa Hà Tĩnh khởi xướng

Diễn biến mới nhất trong vụ Hòa Phát 'tuyên chiến' với thép HRC xuất xứ Trung Quốc

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vat-lon-voi-cong-no-cua-novaland-va-xay-dung-hoa-binh-thep-smc-giai-the-cong-ty-con-256083.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Vật lộn’ với công nợ của Novaland và Xây dựng Hòa Bình, Thép SMC giải thể công ty con
    POWERED BY ONECMS & INTECH