VDSC: ACB là một trong số ít ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thắt chặt thị trường bất động sản

10-11-2022 20:54|Thu Trang

Theo VDSC, ngân hàng ACB là một trong số ít ngân hàng trong danh sách theo dõi của VDSC ít bị ảnh hưởng nhất bởi những điều chỉnh đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản.

Ít chịu tác động bởi các điều chỉnh mạnh trong lĩnh vực bất động sản và các điều kiện vĩ mô thắt chặt

Theo VDSC, ngân hàng ACB là một trong số ít ngân hàng trong danh sách theo dõi của VDSC ít bị ảnh hưởng nhất bởi những điều chỉnh đang xảy ra trong lĩnh vực bất động sản và điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng khó khăn, do mức độ tiếp xúc với ngành bất động sản thấp.

Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, dư nợ cho vay mua nhà tại thời điểm cuối quý 3/2022 là 84.000 tỷ đồng (+22% YTD), chiếm 21,5% tổng dư nợ và 35% tổng dư nợ cho vay bán lẻ.

Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với những người mua nhà lần đầu và đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên lương trả qua tài khoản ngân hàng. Cho vay kinh doanh bất động sản (cho thuê nhà...) và cho vay đầu tư dự án bất động sản chỉ chiếm 5% và 1,5% dư nợ.

Đặc biệt, ngân hàng không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Triển vọng 2023 - Tăng trưởng chậm trên mức nền so sánh cao; chất lượng tài sản tốt duy trì

Theo các chuyên gia tại VDSC, quan điểm tích cực về chất lượng tài sản của ngân hàng và bộ đệm dự phòng đủ vững mạnh trước các tác động tiêu cực đến từ những thay đổi sắp tới về điều kiện vĩ mô và những xáo trộn trong lĩnh vực bất động sản.

VDSC kỳ vọng ngân hàng ít gặp áp lực trong chính sách dự phòng, cho rằng kết quả quý 4/2022 sẽ tiếp tục tốt như trong quý 3/2022 và sẽ tăng trưởng cao trên cơ sở nền so sánh thấp của quý 4/2021.

Đối với năm 2023, VDSC nhận thấy nhiều hạn chế hơn đối với động lực tăng trưởng của ngân hàng bao gồm tăng trưởng tín dụng thấp, lãi suất tăng nhanh, áp lực huy động cao và chi phí tín dụng cao hơn (so với mức thấp của năm 2022).

Do vậy, các chuyên gia tại VDSC dự báo lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2022-2023 lần lượt là 18.113 tỷ đồng (+51%) và 19.958 tỷ đồng (+12%). Giá trị sổ sách tương ứng trên mỗi cổ phiếu ước tính là 18.586 đồng và 21.316 đồng.

VDSC giảm ROE giai đoạn 2022-2023, đồng thời nâng tỷ lệ chiết khấu và giảm P/B mục tiêu nhằm phản ánh môi trường chi phí vốn cao và tâm lý thị trường đã diễn biến xấu đi đối với hệ thống ngân hàng.

Chất lượng tài sản suy giảm do Thông tư 14 hết hiệu lực

Theo báo cáo phân tích tại Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tỷ lệ nợ xấu cuối quý 3/2022 tại Ngân hàng ACB là 1,02%, so với 0,76% của quý 2/2022 và 0,72% vào cuối năm 2021, tương ứng tăng 1.300 tỷ đồng so với đầu năm.

anh-chup-man-hinh-2022-11-10-luc-10.04.04(1).png

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022, tính tới ngày 30/9/2022, tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Á Châu (mã chứng khoán: ACB) đạt mức 4.056 tỷ đồng, tăng 1.233,6 tỷ đồng so với hồi đầu năm (tương đương tăng gần 45%). Số nợ xấu này không bao gồm 3.831 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS. 

Theo đó, nợ xấu đã bắt đầu tăng từ cuối tháng 6 khi Thông tư 14 về cơ cấu lại các khoản nợ liên quan đến Covid-19 hết hiệu lực. Nợ nhóm 5 tăng 1.800 tỷ đồng lên 3.200 tỷ đồng.

Tổng dư nợ của các khách hàng tái cơ cấu đã giảm xuống 11.000 tỷ đồng từ 13.000 tỷ đồng vào cuối quý 2/2022.

So với nhiều ngân hàng khác, các chuyên gia tại VDSC đánh giá cao chất lượng tài sản được kiểm soát tốt của ACB, đây là kết quả của chiến lược cho vay thận trọng trong nhiều năm.

Theo ACB, hầu hết các khoản nợ tái cơ cấu hết hạn có thể thu hồi được và một số khoản nợ nhóm 5 có thể chuyển sang nhóm 1 trong tháng 11 và tháng 12 năm nay. Đến cuối năm, ngân hàng kỳ vọng nợ xấu có thể được kiểm soát dưới 1%.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu tăng không ảnh hưởng đến chi phí tín dụng trong quý do ngân hàng đã trích lập đầy đủ cho các khoản nợ cơ cấu trong nửa cuối năm 2021.

Nhờ sự phục hồi của khách hàng, khoản hoàn nhập dự phòng trong 9T/22 liên quan đến các khoản nợ tái cơ cấu đạt 1.600 tỷ đồng. Nợ xấu hình thành tăng theo quý, tỷ lệ chi phí tín dụng/dư nợ và tỷ lệ xóa nợ/dư nợ giảm theo quý.

Do đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đã giảm xuống 138% từ 185% trong quý 2. VDSC cho rằng, điều này là do ngân hàng kỳ vọng nhóm khách hàng tái cơ cấu sẽ tiếp tục phục hồi trong những quý tới.

CTCK nói gì sau pha tăng dựng đứng của cổ phiếu Cao su Phước Hòa?

Đầu tư Nam Long (NLG): Lợi nhuận sẽ tăng mạnh cùng lượng backlog lớn?

Cho từ chức Tổng Giám đốc và thành viên HĐTV Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC)

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vdsc-acb-la-mot-trong-so-it-ngan-hang-bi-anh-huong-boi-su-that-chat-thi-truong-bat-dong-san-157629.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
VDSC: ACB là một trong số ít ngân hàng bị ảnh hưởng bởi sự thắt chặt thị trường bất động sản
POWERED BY ONECMS & INTECH