Vị đại tướng đánh trận giỏi nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, được Bác Hồ bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi 'xứng đáng hai lần anh hùng'

12-03-2024 07:15|Tình Hoàng

Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Lê Trọng Tấn xứng đáng “hai lần anh hùng” khi bại tướng dưới tay ông lần lượt là De Castries, Dương Văn Minh,...

Đại tướng Lê Trọng Tấn, tên thật là Lê Trọng Tố (1914-1986), quê ở Yên Nghĩa, Hoài Đức, Hà Tây cũ (nay là thành phố Hà Nội). Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước. Lúc vừa mới lên 7, Lê Trọng Tấn đã phải chứng kiến nỗi đau mất cha, gia đình khó khăn, thiếu thốn.

Dù chịu thương, chịu khó, dẫu vậy, cái nghèo, cái đói vẫn đeo bám gia đình ông và làng xóm láng giềng. Quê ông lúc đó có 4.593 nhân khẩu, tuy nhiên, nạn đói năm 1945 đã khiến nhiều người phải ra đi. Lớn lên và chứng kiến được rõ ràng nỗi đau và mất mát của gia đình, quê hương đã giúp Lê Trọng Tấn sớm giác ngộ và tham gia vào các hoạt động cách mạng.

Thiên tài quân sự, vị tướng của những trận mạc

Lê Trọng Tấn bắt đầu tham gia cách mạng từ năm 1944, lần lượt ông trải qua nhiều chức vụ quan trọng trong quân đội như: Trung đoàn phó, trưởng các Trung đoàn Sơn La, Sơn Tây, Quyền Khu trưởng Khu XIV, Khu phó Liên Khu X. Ở chiến dịch Biên giới 1950, Lê Trọng Tấn là Đại đoàn trưởng đầu tiên của Đại đoàn 312 và chỉ huy các Đại đoàn trong chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", khi bắt sống tướng De Castries và toàn bộ Bộ Tham mưu tập đoàn cứ điểm Điện Biên.

Đồng chí Lê Trọng Tấn (thứ hai, từ trái sang) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ trao đổi công việc

Đồng chí Lê Trọng Tấn (thứ hai, từ trái sang) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng một số cán bộ trao đổi công việc

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1. Năm 1964, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang ở giai đoạn ác liệt, với cương vị Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, ông được cử vào chiến trường miền Nam làm Phó Tư lệnh, Ủy viên Quân ủy Quân giải phóng miền Nam.

Trong giai đoạn từ năm 1964 – 1975, đồng chí Lê Trọng Tấn được cử vào cử vào chiến trường miền Nam hoạt động kháng chiến chống Mỹ, làm phó tư lệnh quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, tư lệnh nhiều chiến dịch. Đặc biệt, trong chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì đồng chí là phó tư lệnh chiến dịch.

Hòa bình và thống nhất đất nước, thế nhưng, thời điểm đó đồng chí Lê Trọng Tấn vẫn chưa có một ngày nào để nghỉ ngơi trọn vẹn. Tháng 12-1978, Tướng Lê Trọng Tấn được Trung ương giao nhiệm vụ chỉ huy các lực lượng vũ trang chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam Tổ quốc.

Sau đó, đến tháng 2-1979, vị tướng quê Hà Nội tiếp tục được điều động về Bộ Tổng Tham mưu, trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Lúc sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết về đồng chí Lê Trọng Tấn như sau: "Với toàn quân, đồng chí Lê Trọng Tấn là một người chỉ huy kiên cường, lỗi lạc. Riêng tôi, đồng chí là người bạn chiến đấu thân thiết, là một trong những cán bộ tin cậy nhất để thực hiện những ý đồ chiến lược của Bộ thống soái tối cao".

Năm 1980, đồng chí Lê Trọng Tấn được phong quân hàm Thượng tướng. Từ năm 1980 đến năm 1986, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương. Năm 1984, ông tiếp tục được phong quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Chuyện Đại tướng chưa có nhà riêng

Ít ai biết rằng Đại tướng Lê Trọng Tấn chưa bao giờ có nhà riêng và sống một cuộc đời vô cùng giản dị. Vị tướng sinh năm 1914 từng từ chối cuộc sống sang trọng ở các biệt thự, mãi sau này mới đồng ý về ở căn nhà số 2, đường Cửu Long, (cư xá gần sân bay) mặt tiền đường Trường Sơn, Tân Bình ngày nay với diện tích khoảng 30m2.

Vị Đại tướng không có nhà riêng

Vị Đại tướng không có nhà riêng

Nhắc đến cha mình, con trai duy nhất của Đại tướng Lê Trọng Tấn - Lê Đông Hải từng tâm sự: “Cả một đời cha tôi, không để lại một chút tài sản, nhà cửa, đất đai nào, vì ông cụ chưa bao giờ nhận cho mình nhà riêng, đất riêng. Nhưng cha tôi đã để lại một sự nghiệp rất to lớn và đạo lý làm người để cho con cháu đời đời noi theo. Những biệt thự được cấp, ông đều từ chối nhận và trả lại cho Nhà nước, quân đội. Lúc nào bên mình ông cũng kè kè một cái ba lô và bên trong lúc nào cũng sẵn chiếc võng dù”.

Nhắc đến Đại tướng Lê Trọng Tấn, người ta thường gọi ông là thiên tài quân sự, là dũng tướng, là tướng trận. Đơn giản, vì ông là vị tướng luôn có mặt trong mọi chiến trường nóng bỏng nhất. Đại tướng Lê Trọng Tấn đột ngột từ trần ngày 5-12-1986 ngay trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI- Đại hội Đổi mới đúng nửa tháng. Trước sự ra đi của ông, đồng chí, đồng đội và bạn bè quốc tế đã khóc thương cho một vị tướng tài ba, đức độ.

>> Kiến trúc sư người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã, từng thiết kế Dinh Độc Lập và hàng loạt công trình biểu tượng trên khắp đất nước

Vị tướng xuất thân nông dân được đích thân Bác Hồ đặt tên: Nhận phong hàm Đại tướng khi mới 45 tuổi, con trai cũng là Thượng tướng lỗi lạc

Chuyện ít biết về người lái máy bay đầu tiên cho không quân Việt Nam: Là hàng binh người Đức, được Bác Hồ đặt tên và có nhiều đóng góp cho ngành Hàng không dân dụng

Nữ đô đốc duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam: Đánh hổ cứu chồng tương lai, được ca ngợi có 'gan dạ và trí lược của một đại tướng'

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-dai-tuong-danh-tran-gioi-nhat-trong-lich-su-hien-dai-viet-nam-duoc-bac-ho-bo-nhiem-lam-hieu-truong-dai-tuong-vo-nguyen-giap-ca-ngoi-xung-dang-hai-lan-anh-hung-d117743.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vị đại tướng đánh trận giỏi nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, được Bác Hồ bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ca ngợi 'xứng đáng hai lần anh hùng'
POWERED BY ONECMS & INTECH