Bất động sản

Vì đâu chợ truyền thống, trung tâm thương mại ảm đạm tiêu điều những ngày cuối năm?

Phương Uyên 24/12/2023 06:40

Phần lớn người tiêu dùng đang chuyển sang mua sắm online, có người giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian nên những hình thức mua bán truyền thống bị ngó lơ, ế ẩm.

Cận Tết truyền thống nhưng trung tâm thương mại đìu hiu, vắng khách

Nhiều gian hàng tại các khu chợ truyền thống, trung tâm thương mại nổi tiếng ở Hà Nội đang mất dần khách thuê khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh.

Nằm ở ngã tư giao Phố Huế - Trần Xuân Soạn - Trần Nhân Tông, tuy nhiên, nhiều gian hàng tại chợ Hôm - Đức Viên, chợ Hàng Da (Hà Nội)... luôn trong cảnh vắng vẻ, khách ra vào thưa thớt dù đang bước vào tháng cuối năm.

Ảnh chụp Màn hình 2023-12-23 lúc 15.18.13
Chợ trong phố cổ sầm uất nhưng khách lèo tèo, tiểu thương nằm ngủ cả ngày

Nhiều ki ốt đóng cửa, phủ kín bạt. Tiểu thương có khi ngồi chơi hoặc nằm ngủ cả ngày vì không một bóng dáng khách tới mua hàng. Thật khó có thể nghĩ rằng đây là khung cảnh tại một khu chợ Hàng Da nằm tại trung tâm phố cổ sầm uất nhất quận Hoàn Kiếm ở thủ đô Hà Nội.

Không chỉ chợ truyền thống, nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội cũng đang rơi vào tình trạng vắng khách thuê.

Từ các mặt hàng đồng hồ, mắt kính, đến cửa hàng, shop quần áo, hàng gia dụng… những thương hiệu nước ngoài đến trong nước đều rơi vào tình cảnh ế ẩm do người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, giảm mua sắm nên gần như 10 khách vào cửa hàng thì chỉ có 2-3 người chốt mua.

Ảnh chụp Màn hình 2023-12-23 lúc 15.14.57
Mặt bằng tại trung tâm thương mai bị bỏ trống, không có khách thuê

Nguyên nhân khiến chủ sạp ngậm ngùi đóng cửa

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội thông tin trên báo Lao động, tình hình chung cả nước hiện nay là sức mua kém, giảm sút rõ rệt so với trước dịch COVID-19.

Ông Điệp cho rằng, cuối năm 2023, lượng lớn doanh nghiệp tại Hà Nội đang phải đối mặt với các khó khăn tài chính, thận trọng khi đưa ra các quyết định trung hạn như mở rộng chi nhánh, mặt bằng kinh doanh.

Người dân cũng đang có xu hướng chi tiêu tiết kiệm hơn, đồng thời giá các mặt hàng hầu hết đã tăng. Phần lớn người tiêu dùng cũng chuyển dịch sang mua sắm online, có người giao hàng tận nơi, tiết kiệm thời gian.

Đây là thực trạng đáng buồn của thị trường bán lẻ hiện nay không chỉ ở trung tâm thương mại mà còn ở các khu chợ truyền thống.

Còn chuyên gia thương mại Vũ Vinh Phú thì lại cho rằng, thị trường có nhiều trung gian đẩy giá lên làm cho nhà sản xuất lợi nhuận giảm nhưng người tiêu dùng vẫn phải chịu giá cao. Đó là lý do lớn nhất khiến sức mua giảm. Ngoài ra, các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường… đánh vào xăng dầu lúc này là phi thực tế, rồi thuế VAT tăng trở lại khiến nỗ lực kích cầu càng gian nan hơn. Nên Chính phủ cần xem xét để có giải pháp sớm, kịp thời hỗ trợ lại để tăng sức mua nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên.

>> Đối lập thị trường, khu vực metro số 1 loạt căn hộ ‘mọc lên như nấm’, tăng giá không ngừng

Điểm tên loạt đồ vật chắn phong thuỷ, cản tài lộc gia chủ cần biết để tránh hao hụt của cải trong năm 2024

Tuyến đường ‘tấc đất tấc vàng’ Đà Nẵng điều chỉnh hệ số giá đất

Chưa bước vào năm 2024, bất động sản công nghiệp đã sẵn áp lực trực chờ

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cho-truyen-thong-trung-tam-thuong-mai-cung-khong-thoat-khoi-canh-am-dam-cua-thi-truong-dia-oc-d113450.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vì đâu chợ truyền thống, trung tâm thương mại ảm đạm tiêu điều những ngày cuối năm?
POWERED BY ONECMS & INTECH