Vì sao nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt bán tháo cổ phiếu của Hoa Sen Group (HSG)?
Động thái này đang đặt ra nhiều câu hỏi về triển vọng của ngành thép trong bối cảnh hiện tại.
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa công bố đã thực hiện giao dịch bán ra tổng cộng 3 triệu cổ phiếu HSG (CTCP Tập đoàn Hoa Sen), giảm lượng sở hữu xuống còn 41,26 triệu đơn vị, tương đương khoảng 6,7% vốn cổ phần. Trong phiên này, cổ phiếu HSG được giao dịch ở mức giá 21.050 đồng/cổ phiếu, đánh dấu mức thấp nhất trong vòng 3 tháng qua.
Tính đến hết phiên 26/7, cổ phiếu của Tập đoàn Hoa Sen đã bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng liên tiếp 13 phiên, với tổng khối lượng lên đến 20 triệu đơn vị, tương ứng giá trị khoảng 500 tỷ đồng.
Xu hướng bán ròng của khối ngoại đã kéo dài kể từ nửa cuối tháng 6, với tổng khối lượng bán ròng gần chạm ngưỡng 40 triệu cổ phiếu HSG.
Đáng chú ý, động thái trên diễn ra vào thời điểm cổ phiếu HSG vừa kết thúc chu kỳ tăng trưởng mạnh từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 7/2024. Cổ phiếu này đã giảm gần 18% từ mức đỉnh 25.350 đồng/cổ phiếu – mức cao nhất trong 28 tháng.
Từ nửa cuối tháng 6 đến nay, khối ngoại đã bán ròng gần 40 triệu cổ phiếu HSG |
>> Tập đoàn Hoa Sen (HSG) ngược dòng hưởng lợi từ việc EU 'siết' nhập khẩu HRC
Việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài liên tục thoái vốn được các chuyên gia nhận định là hợp lý, khi ngành thép đang đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm 2024.
Theo đánh giá của Chứng khoán Vietcombank, dù kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thép, bao gồm cả Hoa Sen, có nhiều tín hiệu tích cực, nhưng đó chỉ là sự tăng trưởng ngắn hạn. Những yếu tố hỗ trợ hiện tại thiếu tính bền vững, đặc biệt trước tác động của các chính sách mới từ EU có khả năng gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Ngoài ra, giá nguyên liệu giảm mạnh vào cuối quý II cũng tạo áp lực lên các doanh nghiệp trong việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong quý III/2024.
Trong ngắn hạn, Chứng khoán Vietcombank dự báo giá thép tại Trung Quốc sẽ duy trì ở mức thấp, quanh mốc 3.000 nhân dân tệ/tấn từ nay cho đến ít nhất cuối năm 2024. Nguyên nhân là do nhu cầu thị trường chưa phục hồi, niềm tin của người mua nhà vẫn suy yếu và các biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản cần thêm thời gian để phát huy tác dụng.
Cuộc tranh cãi gần đây giữa Hòa Phát (HPG) và nhóm các doanh nghiệp sản xuất tôn mạ, ống thép (trong đó có Hoa Sen và Nam Kim) cũng làm nóng thị trường, với chủ đề xoay quanh việc có hay không khởi kiện điều tra chống bán phá giá thép cán nóng (HRC).
Nếu chính sách trên được thông qua, các doanh nghiệp tôn mạ và ống thép lo ngại rằng Hòa Phát sẽ độc quyền thị trường HRC, từ đó buộc họ phải mua nguyên liệu với giá cao hơn, gây áp lực lên biên lợi nhuận.
>> Chủ tịch Hoa Sen Lê Phước Vũ được mua 500.000 cổ phiếu ESOP, giá bằng nửa thị trường
40 triệu cổ phiếu 'vua tôn' Hoa Sen (HSG) rời tay khối ngoại trong thời gian ngắn
Trung Quốc bất ngờ tung biện pháp cứng rắn để giải quyết khủng hoảng thừa trong ngành thép