Sống

Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?

Quỳnh Lâm 19/08/2023 08:01

Tổng diện tích xây dựng Tử Cấm Thành là 720.000m2, diện tích kiến trúc là 150.000m2 bao gồm hơn 70 cung điện lớn nhỏ và 9.999 phòng nhưng không hề có nhà vệ sinh.

Cố Cung Bắc Kinh hay còn gọi là Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của các triều vua nhà Minh và nhà Thanh của Trung Quốc. Đây chính là khu phức hợp hoàng cung lớn bậc nhất thế giới còn lưu giữ lại được đến ngày nay và là niềm tự hào của người dân Trung Hoa.

Quần thể kiến trúc cung điện được xây dựng trong khoảng gần 20 năm, từ năm 1406-1424 với sự đầu tư khổng lồ cả về của cải lẫn sức người. Đã 6 thế kỷ trôi qua, biết bao lần thay đổi triều đại, thời phong kiến cũng sụp đổ nhưng Tử Cấm Thành vẫn sừng sững giữa trung tâm thủ đô Bắc Kinh.

Tại sao lại không xây dựng tròn 10.000 căn phòng?

Tử Cấm Thành tọa lạc trên khu đất 720.000 m2 ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc và được cho là có tới 9.999 căn phòng. Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng – một con số chẵn tròn trịa.

Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?

Hoàng đế Trung Quốc xưa kia luôn tự xem mình là thiên tử - con trời, nên tuyệt đối không thể sánh vai với Ngọc hoàng đại đế. Vì thế, Tử Cấm Thành khi xây dựng đã bị hạn chế về số lượng gian phòng, lấy con số 9.999 làm tối đa.

Thêm nữa, người Trung Quốc quan niệm số 9 là con số may mắn, tượng trưng cho Hoàng đến (cửu ngũ chí tôn). Con số này thể hiện sự viên mãn, tròn đầy. Xây dựng Tử Cấm Thành 9.999 phòng là tượng trưng cho quyền lực tuyệt đối và sự vượng giả của bậc đế vương. Vậy nên cũng chỉ có Hoàng đế mở sử dụng con số 9 quyền lực này trong kiến trúc. Còn người thường nếu sử dụng có thể phải trả giá bằng tính mạng.

Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?

Các khu nhà trong Tử Cấm Thành san sát nhau, to nhỏ nối tiếp, ấy thế nhưng trong một quần thể kiến trúc rộng lớn đến vậy, trong suốt 300 năm không có lấy một chiếc đèn đường. Phải chăng đây là sơ suất của các kiến trúc sư xây dựng Tử Cấm Thành ngày đó?

Giả thiết này hoàn toàn không chính xác.

Tử Cấm Thành được xây dựng vào thời kỳ đầu của nhà Minh. Khi đó, các con đường bên trong thành đều đã có đèn đường, buổi tối đi lại không gặp quá nhiều khó khăn. Vào năm 1621, Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị, thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực trong triều đình, thế lực leo thang nhanh chóng.

Ông ta cùng tay chân, đồng bọn của mình bày mưu bức hại Trung Lương. Vì thường xuyên ra vào thành trong đêm tối, làm những việc khuất tất nên Ngụy Trung Hiền lấy cớ phòng tránh hỏa hoạn, tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử Cấm Thành.

Từ đó, cả một triều đại nhà Minh, Tử Cấm Thành không có đèn đường. Nhà Thanh vì muốn bắt chước nhà Minh nên quần thể này cho đến mãi về sau cũng không được lắp đèn đường.

9.999 căn phòng nhưng không có lấy một nhà vệ sinh?

Ngay từ đầu, hoàng cung rộng lớn này hoàn toàn không được thiết kế nhà vệ sinh. Tất cả nhà vệ sinh công cộng hiện nay đều được xây dựng trong thời hiện đại vì mục đích phục vụ khách du lịch và nhân viên làm việc tại đây.

Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?

Tìm hiểu về cuộc sống sinh hoạt của vua chúa thời xưa, nhiều người không khỏi thắc mắc khi không có nhà vệ sinh thì những người sống trong cung làm thế nào để "giải quyết" nhu cầu căn bản hàng ngày?

Giải pháp cho vấn đề trên khá đơn giản đó chính là các "nhà vệ sinh di động". Nói cách khác, đó chính là những thùng gỗ được đặt ở những nơi kín đáo, để cho những người trong Tử Cấm Thành "sử dụng" mỗi khi cần.

Với vua chúa, những người địa vị cao, thiết kế của chiếc thùng này cũng phải khác biệt, xa xỉ và được gọi là quan phòng. Chúng được làm bằng gỗ đàn hương, bên trong chứa tro gỗ đàn hương và các hương liệu để cản bớt mùi hôi. Phần phần miệng thùng được mài nhẵn để người ngồi không bị khó chịu hay bị trầy xước. Một số chiếc bồn cầu di động còn được thiết kế cầu kỳ với đệm lót gấm, có chỗ gác tay hai bên.

Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?
Quan phòng của vua chúa Trung Quốc thời xưa. Ảnh: QQ.

Sau khi chủ nhân đi vệ sinh xong, thái giám hoặc cung nữ sẽ phải bưng đi đổ. Trong hoàng cung thời phong kiến có cả một bộ phận nô tì chỉ chuyên phụ trách công việc đổ chất thải trong thùng vệ sinh và tẩy rửa thùng. Những chiếc thùng lớn đựng chất thải phải thường xuyên được đem đổ ra bên ngoài để tránh mùi hôi thối ám vào cung điện uy nghi.

Còn các nhân vật thái giám, cung nữ, những người có địa vị thấp thì tất nhiên phải sử dụng dụng cụ thô sơ, kém chất lượng hơn. Chiếc thùng đi vệ sinh của họ được gọi là cung đồng. Nhìn chung chúng chỉ là 1 chiếc thùng gỗ bình thường không hơn không kém và cũng chẳng được trải hương liệu át mùi gì bên trong.

Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?
Những chiếc thùng chứa chất thải.

Thế nhưng lại có một câu hỏi khác được nhiều người đặt ra là: Tử Cấm Thành tập hợp gần 9.999 phòng ốc xa hoa, lộng lẫy, nhiều cung điện được thiết kế vô cùng tráng lệ, cầu kì. Vậy lẽ nào, hệ thống nhà vệ sinh lại làm khó những "nhà thiết kế" thời xưa?

Lý giải về điều này, các nhà nghiên cứu cho hay, do khoa học kỹ thuật thời cổ đại còn hạn chế nên chưa tìm ra "kỹ thuật" xử lý mùi hôi của chất thải. Đặc biệt, việc xây dựng hệ thống nước, xả thải thời xưa là không thể.

Nếu hàng nghìn người phóng uế trong Tử Cấm Thành thì nhất định sẽ khiến không gian nơi đây không hề dễ chịu chút nào. Điều này không có lợi cho việc duy trì uy nghiêm của hoàng tộc. Tử Cấm Thành là nơi ở của "thiên tử" vì vậy, không gian lúc nào cũng phải sạch sẽ, thơm tho.

Việc sử dụng các nhà vệ sinh di động vì thế được đánh giá là giải pháp thân thiện với môi trường và đảm bảo được sự tôn nghiêm của hoàng đế, sự uy nghi của chốn cung điện nơi người thường không thể nào đặt chân tới.

Nguồn: Sohu, QQ.

Biệt phủ hoành tráng mất 300 năm mới xây xong, rộng gần bằng 1/3 Tử Cấm Thành, được xếp hạng di tích lịch sử trọng điểm

Thăm cung điện ở Việt Nam mang đậm dấu ấn hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn vừa được phục dựng hết 124 tỷ đồng, từng được mệnh danh 'Đệ nhất cảnh' của đất Thần kinh

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vi-sao-tu-cam-thanh-xay-den-9999-phong-nhung-khong-co-noi-1-nha-ve-sinh-197170.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Vì sao Tử Cấm Thành xây đến 9.999 phòng nhưng không có nổi 1 nhà vệ sinh?
POWERED BY ONECMS & INTECH