Vị tiến sĩ người Việt 43 tuổi tìm mọi cách đưa công nghệ điều trị ung thư máu từ Đức về Việt Nam, đương đầu với khó khăn chứ không bỏ cuộc

28-05-2024 11:34|Họa Mi

Tiến sĩ Lê Đức Dũng dành 20 năm để nghiên cứu, tìm tòi phương pháp điều trị ung thư máu. Giờ đây, vị tiến sĩ này đang tìm mọi cách để đưa công nghệ này về nước.

Ung thư vốn là "án tử" đối với nhiều người, trong đó có ung thư máu. Nhiều bệnh nhân không thể qua khỏi khi mắc phải căn bệnh quái ác này, hiện tại cũng chưa có thuốc chữa khỏi nhiều loại ung thư. Không ít nhà khoa học, bác sĩ trên thế giới ngày đêm tìm tòi các phương pháp điều trị ung thư, trong đó không thể không kể tới vị tiến sĩ người Việt Lê Đức Dũng.

Anh sinh năm 1981, năm nay 43 tuổi, đã dành 20 năm cuộc đời để nghiên cứu, tìm hiểu về việc điều trị bệnh ung thư máu. Vị tiến sĩ người Việt này đã tiếp xúc với ngành khoa học y ở Đức, tìm cách chuyển giao công nghệ điều trị ung thư máu về nước nhà.

Được biết, tiến sĩ 43 tuổi từng tốt nghiệp chuyên ngành miễn dịch học, hóa sinh và vi sinh tại Đại học Leibniz Hannover (Đức). Không dừng lại, vị tiến sĩ này tiếp tục theo học tiến sĩ ngành y học phân tử ở Bệnh viện Đại học Saarland và Đại học Y khoa Hannover. Anh dành rất nhiều tâm huyết trong việc nghiên cứu về căn bệnh ung thư máu. Anh chính là trưởng nhóm nghiên cứu về căn bệnh này ở Bệnh viện Đại học Wuerzburg (Đức).

le-duc-dung-1-1716536201-17165-3880-7909-1716536406

Chân dung vị tiến sĩ 43 tuổi, là trưởng nhóm nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư máu ở Bệnh viện Đại học Wuerzburg. Ảnh: Internet

Trong thời gian nghiên cứu, tiến sĩ Lê Đức Dũng có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều phương pháp điều trị ung thư khác nhau. Anh khẳng định mục tiêu của các phương pháp điều trị ung thư chính là đưa biến bệnh ung thư ác tính, cấp tính thành mạn tính, sau đó khỏi hẳn và giúp người bệnh kéo dài sự sống.

Tiến sĩ Lê Đức Dũng cho biết có 3 phương pháp chủ chốt trong điều trị ung thư máu gồm kháng thể đặc hiệu kép, CAR-T cells và ghép tủy đồng loài. Các phương pháp này đã được kiểm chứng ở nhiều bệnh nhân mắc ung thư máu ở Đức và mang đến kết quả cao. Thậm chí, ngay cả những người mắc bệnh ung thư máu giai đoạn nặng cũng có tiến triển sau khi thử nghiệm. Vì thế, tiến sĩ Lê Đức Dũng mong muốn chuyển giao các phương pháp này về nước.

Từ năm 2018, vị tiến sĩ này đã bắt đầu lên kế hoạch kết nối và chuyển giao điều trị ung thư máu. Đầu tiên, anh tiến hành mở các cuộc họp online để kết nối các Giáo sư ở Bệnh viện Đại học Wuerzburg với các bệnh viện ở Việt Nam. Vào tháng 3/2023, 2 đoàn chuyên gia y tế ở Đức do 2 Giáo sư dẫn đầu và tiến sĩ Lê Đức Dũng đã chính thức tới Việt Nam. Tại đây, đoàn đã tới thăm một số bệnh viện điều trị ung thư ở Việt Nam như Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương... Đây là lúc 2 bên chia sẻ phương án đào tạo và thực hiện chuyển giao phương pháp điều trị bệnh ung thư máu. Trong quá trình này, cả 3 phương pháp điều trị ung thư máu đều đang được chuyển giao dần dần, mang đến tín hiệu tích cực về việc chữa bệnh ung thư quái ác.

lam-viec-1716536374-4168-1716536406

Các chuyên gia từ Đức về thăm Việt Nam. Ảnh: Internet

Chưa hết, tới tháng 7/2023, tiến sĩ Lê Đức Dũng lại tiếp tục đưa đoàn đại diện Bộ Y tế Việt Nam sang thăm Bệnh viện Đại học Wuerzburg ở Đức. Anh luôn đứng ra làm cầu nối cho y tế Việt Nam với Đức, thúc đẩy ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác của 2 nước.

shutterstock-522715072-8148-1590483310

Đây là thông tin đáng mừng cho nền y học Việt Nam và nhất là các bệnh nhân ung thư máu. Ảnh: Internet

Tiến sĩ Đức Dũng cũng cho biết, để có thể chuyển giao các phương pháp điều trị ung thư máu nói trên, Việt Nam cần có nền tảng khoa học tốt hỗ trợ, đồng thời có đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm trong nghề. Đây cũng là thách thức lớn đối với việc chuyển giao công nghệ điều trị ung thư máu, có thể khiến quá trình chuyển giao diễn ra lâu hơn dự kiến.

Tuy nhiên, tiến sĩ Lê Đức Dũng vẫn không nản chí, luôn tin rằng 1 ngày nào đó trong tương lai quá trình chuyển giao sẽ hoàn thiện. Vị tiến sĩ này cũng khẳng định, khi đã được tiếp xúc với khoa học hiện đại, lại hiểu rõ khoảng cách giữa y tế Đức và Việt Nam thì cần rút ngắn khoảng cách ấy, mang đến các thành tựu đáng kể.

>> Nghiên cứu của Bệnh viện K: Nữ giới có dấu hiệu này dễ mắc 2 bệnh ung thư phụ khoa nguy hiểm nhất

5 dấu hiệu khi ngủ là ‘lời cầu cứu’ của cơ thể: Có thể ung thư đang ‘rình rập’ sức khỏe, hãy lập tức đi tầm soát

Nghiên cứu của Bệnh viện K: Gần 97% bệnh nhân ung thư phổi có thói quen này

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/vi-tien-si-nguoi-viet-43-tuoi-tim-moi-cach-dua-cong-nghe-dieu-tri-ung-thu-mau-tu-duc-ve-viet-nam-duong-dau-voi-kho-khan-chu-khong-bo-cuoc-d123756.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vị tiến sĩ người Việt 43 tuổi tìm mọi cách đưa công nghệ điều trị ung thư máu từ Đức về Việt Nam, đương đầu với khó khăn chứ không bỏ cuộc
POWERED BY ONECMS & INTECH