Việc tăng loạt lãi suất của NHNN gần đây có ý nghĩa gì đối với Việt Nam?

25-09-2022 17:35|Nhã Kỳ

Sau khi FED và các ngân hàng trung ương lớn khác tiếp tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát gia tăng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và hoạt động sản xuất kinh doanh, và cũng bảo đảm an sinh xã hội trước những diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây của Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành một loạt các Quyết định ngày 22/09/2020 về việc điều chỉnh các mức lãi suất (lần thứ 1 trong năm 2022) áp dụng từ 23/09/2020.

Với việc tăng lãi suất mạnh mẽ từ NHNN (+1%) các chuyên gia tại ACBS tiếp tục lạc quan về việc kiểm soát lạm phát thấp của Việt Nam và duy trì kỳ vọng CPI của Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trong khoảng 3,2%-4% và vẫn nằm trong mục tiêu 4% của Chính phủ.

Mặc dù, các chuyên gia lo ngại rằng, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam có thể chậm lại trong những quý sắp tới của năm 2022 do nền lãi suất cao hơn, nền kinh tế Việt Nam về cơ bản đã lấy lại đà tăng trưởng khi phục hồi sau dịch COVID-19 và tiếp tục ghi nhận các yếu tố cơ bản tốt trong 8T2022.

ACBS cũng tiếp tục duy trì kỳ vọng rằng, GDP của Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ, trong khoảng 7,1% - 10,4% n/n trong những tháng cuối năm 2022 và 6,8% - 8,5 % n/n trong năm 2022 nhưng tốc độ tăng trưởng của Việt Nam có thể sẽ cao hơn “Kịch bản kém lạc quan” của các chuyên gia, nhưng có thể không cao bằng “Kịch bản lạc quan” của ACBS do việc NHNN tăng lãi suất bất ngờ và quyết liệt.

Tuy nhiên, quan điểm tích cực rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua tốc độ tăng trưởng GDP trong Q3/2022 sẽ đạt mức tăng trưởng 10% + vẫn được duy trì và hỗ trợ bởi: tất cả các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và tăng trường, qua đó sẽ thúc đẩy các hoạt động từ khu vực FDI về mặt đầu tư và xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất công nghiệp thay thế nhằm bù đắp sản lượng mất mát, do chiến lược không-ca-COVID-19 của Trung Quốc, tiếp tục thúc đẩy phục hồi các hoạt động sản xuất công nghiệp; và sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành dịch vụ sau khi được phép mở cửa lại các loại hình kinh doanh dịch vụ.

anh-chup-man-hinh-2022-09-25-luc-13.21.51.png

Cần đẩy mạnh triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp

Bên cạnh đó, gói cấp bù lãi suất 2% nằm trong gói kích thích kinh tế theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định 31 của Chính phủ. Quy mô hỗ trợ lên đến 40.000 tỷ đồng, dành cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.

Có khoảng 10 nhóm ngành chính sẽ được hỗ trợ, bao gồm hàng không; du lịch; vận tải và kho bãi; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; chế biến chế tạo.

Theo kế hoạch sẽ giải ngân 16.000 tỷ đồng trong năm nay và 24.000 tỷ đồng trong năm sau.

Tuy nhiên, đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc Chương trình sơ bộ đạt 55.500 tỷ đồng, trong đó: hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng, rên dư nợ cho vay khoảng 4.300 tỷ đồng, vẫn còn hạn chế…

Trong cuộc họp thảo gỡ vướng mắc do Ngân hàng Nhà nước tổ chức gần đây, nhiều ngân hàng thương mại cũng cho biết chính họ cũng lúng túng bởi quy định chỉ được hỗ trợ cho khách hàng "có khả năng phục hồi". Nhưng thế nào là có khả năng phục hồi lại không được quy định rõ.

Các chuyên gia cho rằng, cần triển khai nhanh hơn gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp để góp phần kìm đà tăng của lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Điều này là hết sức cần thiết trong bối cảnh lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi có thể tiếp tục tăng cao hơn trong những tháng tới, gây sức ép lên mặt bằng lãi suất cho vay.

Nếu được triển khai tốt, gói cấp bù lãi suất 2% có thể giúp giảm lãi suất cho vay trung bình 20-40 điểm cơ bản và bù đắp phần nào việc tăng lãi suất do sức ép từ việc tăng lãi suất huy động.

nhnn.jpeg

Duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14%

Bên cạnh đó, NHNN cũng xác nhận (tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022) sẽ tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 14% vào năm 2022, cho thấy khả năng hệ thông NH được cấp thêm 2% hạn mức tăng trưởng tín dụng từ giờ tới cuối năm 2022 tùy vào diễn biến kinh tế vĩ mô, sau khi NHNN cấp thêm 2% tăng trưởng tín dụng cho toàn hệ thống vào đầu tháng 9.

Theo kịch bản tích cực mà ACBS đã dự phóng, với một giả thuyết là NHNN sẽ cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng tăng thêm vào quý III/2022, các chuyên gia kỳ vọng rằng GDP của Việt Nam sẽ tăng cao nhất 14,7% n/n.

Sau đợt tăng lãi suất mạnh mẽ gần đây của NHNN (+1%) và nếu FED tiếp tục tăng lãi suất như trong báo cáo dự báo kinh tế được
công bố vào ngày 22/9, chúng tôi kỳ vọng rằng NHNN sẽ không có đợt tăng lãi suất nào nữa từ giờ cho tới cuối năm 2022.

Cho nên, ACBS tiếp tục giữ quan điểm việc điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2022 sẽ không có sự thay đổi lớn, hỗ trợ bởi: Miễn là tỷ lệ lạm phát của Việt Nam duy trì trong mức 4%, chính sách tiền tệ của Việt Nam vẫn có xu hướng tiếp tục được mở rộng để hỗ trợ sự phục hồi kinh tế.

tin-dung-15681696630841514559080.jpeg

Những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ

Ngoài ra, tác động lớn chính của việc FED tăng lãi suất chủ yếu ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài. Trong ngắn hạn, với lịch sử của các đợt tăng lãi suất khác của FED, dòng vốn vào các thị trường mới nổi sẽ luôn đảo chiều và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng dòng vốn ra khỏi thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu đến từ thị trường tài chính. Và Việt Nam, với nền tảng kinh tế vĩ mô tốt và chừng nào lạm phát còn được duy trì ở mức dưới 4%, sẽ tiếp tục là điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là trong ngành công nghiệp sản xuất.

Cuối cùng, xuất khẩu, động lực tăng trưởng kinh tế chính của Việt Nam, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khi hoạt động sản xuất dần phục hồi và dự kiến sẽ tiếp tục đi lên trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

Việt Nam nổi lên như một trung tâm sản xuất công nghiệp thay thế nhằm bù đắp sản lượng mất mát, do chiến lược không-ca-COVID-19 của Trung Quốc.

chinh-sach-tien-luong-2022.jpeg

Bên cạnh đó, hoạt động thương mại trong 8T2022 của Việt Nam tiếp tục sôi động, ghi nhận kim ngạch XNK đạt 500 tỷ USD.

Ngoài ra, NHNN vừa tăng tỷ giá giao ngay chào bán giao dịch tại NHNN (lần thứ 3 trong năm 2022) vào chiều ngày 7/9/2022 (là
tỷ giá chào bán USD của các NHTM mua USD của NHNN) thêm 300 đồng (tăng từ 23.400 lên 23.700 đồng / USD) dưới áp lực phải
bán USD cho các NHTM lớn trong thời gian gần đây.

Bên cạnh đó, NHNN cũng đã mạnh tay tăng lãi suất 100 điểm phần trăm (+1%) các loại lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ và duy trì sự ổn định của VND trong những tháng tới.

Ngôi trường đào tạo khối ngành kinh tế hàng đầu Việt Nam đặt mục tiêu đạt kiểm định quốc tế vào năm 2030

Lãi suất liên ngân hàng tăng cao: Tín hiệu gì từ thanh khoản hệ thống?

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viec-tang-loat-lai-suat-cua-nhnn-gan-day-co-y-nghia-gi-doi-voi-viet-nam-150407.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việc tăng loạt lãi suất của NHNN gần đây có ý nghĩa gì đối với Việt Nam?
    POWERED BY ONECMS & INTECH