Thị trường

Việt Nam chi hàng trăm tỷ gom một mặt hàng từ Indonesia và Trung Quốc, duy trì vị thế top đầu xuất khẩu thế giới

Hoàng Ngân 02/01/2025 17:00

Mặc dù có nguồn cung nội địa dồi dào, Việt Nam vẫn nhập mặt hàng này để đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu.

Dù là một trong những quốc gia xuất khẩu quế hàng đầu thế giới với diện tích trồng lớn, Việt Nam vẫn chi hàng triệu USD mỗi năm để nhập khẩu quế từ các nước, đặc biệt là Indonesia và Trung Quốc, nhằm củng cố vị trí trên thị trường toàn cầu.

Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 180.000ha trồng quế tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, với trữ lượng vỏ quế ước tính từ 900.000 đến 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch trung bình 70.000 - 80.000 tấn/năm. Quế Việt Nam thuộc nhóm 4 loại quế được tiêu thụ phổ biến trên thị trường quốc tế, bao gồm quế quan (Ceylon), quế bì (Trung Quốc), quế thanh (Việt Nam) và quế rành.

Trên thế giới, quế được trồng chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia, Madagascar và Sri Lanka. Trong đó, quế quan chiếm 90% thị phần tại EU, nơi nổi tiếng với các tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt. Mặc dù có nguồn cung nội địa dồi dào, Việt Nam vẫn nhập khẩu quế từ các nước nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến và xuất khẩu.

Việt Nam chi hàng trăm tỷ gom một mặt hàng từ Indonesia và Trung Quốc, duy trì vị thế top đầu xuất khẩu thế giới
2 nhà cung cấp quế chủ đạo cho Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

>> Trung Quốc ra lệnh cấm khoáng sản, Việt Nam đối mặt thách thức cùng cơ hội

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), chỉ tính riêng tháng 11/2024, Việt Nam đã nhập khẩu 408 tấn quế với kim ngạch đạt 1 triệu USD, tăng 54% so với tháng trước. Indonesia và Trung Quốc là hai nhà cung cấp lớn nhất, lần lượt chiếm 234 tấn và 158 tấn.

Tính chung trong 11 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 4.121 tấn quế, trị giá 10 triệu USD (hơn 250 tỷ đồng), giảm 71,9% về khối lượng và 73,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2023, Việt Nam nhập khẩu gần 15.000 tấn quế, đạt kim ngạch 37,6 triệu USD.

Trong lĩnh vực xuất khẩu, Việt Nam đã thu về 249,2 triệu USD từ các sản phẩm quế kể từ đầu năm 2024, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái, là một trong những nước xuất khẩu hàng đầu với hơn 34,4% kim ngạch toàn cầu. Tuy nhiên, ngành dược liệu nói chung và quế nói riêng vẫn đối mặt với nhiều thách thức.

Các chuyên gia nhận định, dù Việt Nam có nguồn dược liệu phong phú, nhưng ngành này vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch bài bản và đầu ra ổn định. Điều này dẫn đến tình trạng phá bỏ cây trồng do không tiêu thụ được, ảnh hưởng đến giá trị thương mại.

Để thúc đẩy xuất khẩu quế và các cây dược liệu, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết những vấn đề trọng yếu, bao gồm đẩy mạnh nghiên cứu và bảo tồn các giống quý hiếm, đồng thời xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu lớn nhằm gia tăng sản lượng thương mại. Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn cao và phát triển thị trường quốc tế kết hợp với xây dựng thương hiệu cho ngành dược liệu Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng. Cuối cùng, đầu tư vào dịch vụ logistics được xem là giải pháp thiết yếu để tối ưu hóa chuỗi cung ứng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển bền vững.

>> Không phải gạo, loại hạt đang giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường ngũ cốc chiếm tới 39% tổng sản lượng toàn cầu sẽ biến động thế nào trong mùa vụ 2025

Trung Quốc ra lệnh cấm khoáng sản, Việt Nam đối mặt thách thức cùng cơ hội

Không phải gạo, loại hạt đang giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường ngũ cốc chiếm tới 39% tổng sản lượng toàn cầu sẽ biến động thế nào trong mùa vụ 2025

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-chi-hang-tram-ty-gom-mot-mat-hang-tu-indonesia-va-trung-quoc-duy-tri-vi-the-top-dau-xuat-khau-the-gioi-269132.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam chi hàng trăm tỷ gom một mặt hàng từ Indonesia và Trung Quốc, duy trì vị thế top đầu xuất khẩu thế giới
    POWERED BY ONECMS & INTECH