Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

09-01-2023 15:14|Tùng Linh

Bộ Công Thương đề nghị Bộ KH-CN sớm xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành đối với trụ/thiết bị sạc điện cho xe điện.

Để đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong quản lý trụ/thiết bị sạc điện, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ sớm xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn về yêu cầu thiết kế, lắp đặt, vận hành đối với trụ/thiết bị sạc điện cho xe điện đảm bảo phù hợp với các dòng xe điện lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam.

Nội dung này được Bộ Công Thương đề cập trả lời văn bản số 3440/BKHCN-TĐC ngày 21/11/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc bổ sung trụ/thiết bị sạc điện cho xe điện (cột đo điện năng sạc xe điện) vào Danh mục phương tiện đo nhóm 2.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay thị trường xe điện trên thế giới đang phát triển rất mạnh mẽ với 3 thị trường lớn nhất gồm Trung Quốc, châu Âu và Hoa Kỳ.

Cùng với đó, ngành công nghiệp sạc điện bao gồm việc sản xuất, lắp đặt các trạm sạc điện, dịch vụ thu phí sạc điện và các dịch vụ khác đang tăng lên nhanh chóng và phát triển theo hai mô hình cơ bản do các công ty ô tô xây dựng trạm sạc của riêng hãng và mô hình còn lại do các công ty chuyên về các trạm sạc.

Tính đến tháng 6/2022, Trung Quốc có khoảng 3,91 triệu trạm sạc, bao gồm khoảng 1,52 triệu trạm sạc công cộng và 2,39 triệu trạm sạc tư nhân. Trong khi đó tại Hoa Kỳ, mới đây đã công bố các tiêu chuẩn mới cho chương trình xây dựng mạng lưới quốc gia gồm khoảng 500 nghìn trạm sạc xe điện vào năm 2030.

Các tiêu chuẩn này sẽ đảm bảo một mạng lưới bộ sạc thống nhất với các hệ thống thanh toán, thông tin giá cả, tốc độ sạc và các yêu cầu thông tin thời gian thực về giá cả và vị trí của trạm, các trạm sẽ được yêu cầu có số lượng và loại bộ sạc tối thiểu; tại châu Âu, năm 2021 có khoảng 290 nghìn điểm sạc và mục tiêu đến năm 2025 là 1 triệu điểm sạc và đến năm 2030 là 3 triệu điểm sạc.

Tổng hợp số liệu cho thấy, một số nước tại châu Á như: Nhật Bản hướng tới việc chuyển đổi hoàn toàn các loại xe chở khách thành xe điện, xe Hybrid, xe chạy sử dụng pin nhiên liệu Hydro. Mục tiêu đến năm 2030, số lượng các trạm sạc cho xe điện sẽ là 150 nghìn trạm.

Ở Việt Nam, qua thu thập số liệu cho thấy số lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý đối với xe điện, trạm sạc điện vẫn còn hạn chế, thiếu các quy định quản lý nhà nước về yêu cầu kỹ thuật thiết kế, lắp đặt, vận hành và đo lường đối với trạm sạc điện.

Do đó, việc đề xuất bổ sung quản lý đo lường đối với trụ/thiết bị sạc điện là rất cần thiết, nhằm thống nhất chung các yêu cầu quản lý nhà nước về kỹ thuật đo lường đối với trụ/thiết bị sạc điện, phù hợp, hài hòa với quy định, yêu cầu kỹ thuật đo lường trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất, nhập khẩu và bảo vệ người tiêu dùng.

Nhận biết được tầm quan trọng của xe điện, các quốc gia khác trên thế giới cũng đã có những bộ quy chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện:

Công nghệ sạc điện hai chiều

Sạc điện 2 chiều (Bidirectional Chargers) là công nghệ sạc mới hoạt động với hình thức dòng điện chạy theo hai chiều: từ lưới điện vào xe điện và từ xe ô tô trả về lưới điện.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Điểm đặc biệt của công nghệ sạc 2 chiều là có thể cho phép năng lượng được lưu trữ trong pin ô tô cung cấp năng lượng cho ngôi nhà/tòa nhà (V2H/V2B) hoặc gửi trở lại lưới điện (V2G).

Đây là một công nghệ đầy tiềm năng và đang được triển khai thử nghiệm ở một số khu vực như Bắc Mỹ, Anh, Nhật Bản hay Đan Mạch… Trong đó, Fermata Energy, công ty công nghệ năng lượng từ Hoa Kỳ là một trong những công ty đầu tiên tiên phong của lĩnh vực này.

Công nghệ sạc không dây

Công nghệ sạc không dây (Wireless Power) sử dụng phổ biến trong lĩnh vực di động - điện tử đang được nghiên cứu và áp dụng cho xe điện với quy mô lớn hơn.

Trong bước tiến mới nhất, ô tô điện có thể tự sạc khi đỗ tại một vị trí đặc biệt thay vì phải cắm trực tiếp vào nguồn điện. Thủ đô Oslo của Na Uy là khu vực đầu tiên trên thế giới áp dụng hệ thống sạc không dây cho taxi điện. Dự án sử dụng công nghệ cảm ứng với các tấm sạc lắp đặt trên đường, cho phép taxi sạc trong khi đang chờ đợi hoặc di chuyển chậm trong làn taxi.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Nếu thành công, mô hình này sẽ áp dụng đại trà trên một địa điểm cao tốc, hứa hẹn mang lại bước đột phá cho hệ thống trạm sạc ô tô điện trong tương lai.

Bộ sạc tốc độ cao

Để giảm bớt thời gian chờ đợi, nhiều nhà sản xuất đã triển khai trạm sạc nhanh cho xe điện (High-Speed Chargers), chủ xe có thể sạc đầy pin ô tô chỉ trong khoảng 20 - 60 phút. Trong tương lai, các nhà sản xuất xe điện còn tham vọng giảm thời gian sạc xuống còn 10 phút.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Ở Việt Nam, tính đến hết tháng 6/2021, thương hiệu ô tô Việt VinFast cũng đã ký hợp đồng với hơn 700 địa điểm và triển khai lắp đặt 500 trạm sạc điện tại hơn 60 tỉnh thành trên cả nước. Tại đây, khách hàng có thể chọn chế độ sạc nhanh với công suất sạc 60kW, cho phép xe sạc đủ điện để di chuyển 180km trong khoảng 20 phút.

Bộ sạc lưu động

Một số công ty Startup đang xây dựng các bộ dự trữ năng lượng cho ô tô điện (Portable Charging Units) hoạt động tương tự như sạc dự phòng với điện thoại thông minh. Người tiêu dùng có thể đặt mua bộ sạc dự trữ này từ một ứng dụng trên điện thoại di động.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Công ty SparkCharge (Mỹ) đã phát triển một bộ sạc lưu động với tốc độ sạc nhanh, đáp ứng nhu cầu sử dụng mọi lúc, mọi nơi của người tiêu dùng xe điện.

Dịch vụ tính phí sạc ô tô điện

Khi ô tô điện ngày càng phát triển, nhiều đơn vị bắt đầu cung cấp dịch vụ sạc xe điện có tính phí (Charging-as-a-Service). Mô hình sạc này hướng tới nhóm khách hàng không có nhà để xe riêng hoặc không có trạm sạc nào gần nhà, đồng thời giải quyết vấn đề của những người không có bất kỳ tùy chọn sạc nào có sẵn.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Để thực hiện dịch vụ, nhà cung cấp sẽ cử nhân viên đến nhận xe của khách, mang đến trạm sạc để qua đêm, sáng hôm sau mang trả xe đã sạc đầy pin lại cho người dung.

Tái chế pin ô tô điện

Song song với phát triển xe điện, công nghệ tái chế pin cũng đang trở thành ưu tiên của nhiều chính phủ và cả các nhà sản xuất. Nhiều doanh nghiệp đua nhau để tìm cách tái chế những bộ pin Lithium đã qua sử dụng để thu hồi hơn 90% nguyên liệu cấu thành pin.

Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện

Sau khi được xả hết năng lượng, pin hỏng sẽ được nghiền nát và áp dụng những phương pháp đặc biệt để tách lithium, coban, niken, mangan thành nguyên liệu thô. Ước tính đến năm 2030, khoảng 11 triệu tấn pin Li-ion “hết hạn” sẽ được xử lý và tái chế theo phương pháp này.

Như vậy bên cạnh việc tăng cường và cải thiện cơ sở hạ tầng sạc xe điện hiện có, một số chính quyền và các nhà sản xuất đã bắt đầu có những giải pháp sáng tạo cho hệ thống trạm sạc điện. Điều này sẽ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của xe điện trong tương lai. Dự kiến ngày càng có nhiều người dân dễ dàng tiếp cận các trạm sạc điện cho ô tô trong thời gian tới.

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE

Điện mặt trời mái nhà có giá 0 đồng để tránh trục lợi chính sách

Dự án đường dây 500kV mạch 3 vẫn 'đang chờ' mặt bằng và thiết bị

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-chuan-bi-ban-hanh-tieu-chuan-rieng-cho-tram-sac-xe-dien-165388.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Việt Nam chuẩn bị ban hành tiêu chuẩn riêng cho trạm sạc xe điện
POWERED BY ONECMS & INTECH