Doanh nghiệp

Việt Nam sẽ duy trì vận hành ít nhất ba trung tâm/đặc khu thử nghiệm Blockchain

Quang Dương 24/10/2024 - 05:49

Chiến lược này đặt tham vọng đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia dẫn đầu trong khu vực và thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối.

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Chiến lược nhằm đặt mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ này tại ba trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời, hình thành 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối.

Chiến lược còn hướng đến việc tích hợp công nghệ chuỗi khối vào khung chương trình giảng dạy, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở nghiên cứu.

Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ chuỗi khối, Việt Nam sẽ chọn tối thiểu một trung tâm, đặc khu hoặc địa bàn thử nghiệm để hình thành mạng lưới quốc gia về công nghệ này. Ưu tiên lựa chọn sẽ được dành cho các đơn vị đã có kinh nghiệm trong việc triển khai mạng lưới tại địa phương.

Việt Nam sẽ duy trì vận hành ít nhất ba trung tâm/đặc khu thử nghiệm Blockchain
Chiến lược này thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuỗi khối

>> Muốn lương cao, người trẻ phải có kiến thức AI, Blockchain, lập trình

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ củng cố và mở rộng hạ tầng chuỗi khối quốc gia, cung cấp dịch vụ cả trong nước và quốc tế, đồng thời sẽ có những tiêu chuẩn về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối được ban hành.

Chiến lược cũng đặt tham vọng đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối. Từ đó, Việt Nam sẽ xây dựng 20 thương hiệu Blockchain uy tín, nổi bật về nền tảng, sản phẩm và dịch vụ.

Ngoài ra, Việt Nam sẽ duy trì vận hành ít nhất ba trung tâm/đặc khu thử nghiệm công nghệ này tại các thành phố lớn, nhằm hình thành mạng lưới chuỗi khối quốc gia. Ngoài ra, Việt Nam cũng kỳ vọng sẽ có đại diện trong nhóm 10 cơ sở đào tạo và nghiên cứu chuỗi khối hàng đầu khu vực châu Á.

Tính đến thời điểm hiện tại, Chiến lược Blockchain Quốc gia được xem là văn bản có tính pháp lý cao nhất, thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ chuỗi khối. Điều này nhằm tận dụng ưu thế của công nghệ tiên tiến để hiện thực hóa các mục tiêu của nền kinh tế số và xã hội số.

Tại Việt Nam, công nghệ Blockchain đã được xác định là lĩnh vực ưu tiên trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng, nhằm chủ động tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia cho giai đoạn đến năm 2025, trong đó Blockchain được xếp thứ hai, chỉ sau trí tuệ nhân tạo (AI) trong danh sách các công nghệ chủ chốt.

Blockchain không chỉ là một xu hướng mà còn đang dần trở thành trụ cột của công nghệ tại Việt Nam, với nhiều ứng dụng nổi bật như nền tảng lưu trữ văn bằng, thư tín dụng, bảo lãnh hợp đồng, thanh toán trong lĩnh vực ngân hàng… Nhờ những ứng dụng này, Blockchain đang ngày càng được hiểu đúng là một công nghệ thực sự, chứ không chỉ đơn thuần là Bitcoin hay các loại tiền điện tử như nhiều người vẫn lầm tưởng trước đây.

>> Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Nhật Bản thử nghiệm hệ thống thanh toán tức thời: Thời gian xử lý chưa đến 1 giây nhờ ứng dụng blockchain và SWIFT

Làm thế nào để đào tạo nhân lực công nghệ bán dẫn, AI, Blockchain nhanh nhất?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/viet-nam-se-duy-tri-van-hanh-it-nhat-ba-trung-tamdac-khu-thu-nghiem-blockchain-255530.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Việt Nam sẽ duy trì vận hành ít nhất ba trung tâm/đặc khu thử nghiệm Blockchain
    POWERED BY ONECMS & INTECH