VN-Index giảm 3 phiên liên tiếp, cổ phiếu HT1, NKG ngược dòng tăng mạnh
Có thời điểm hướng lên sát mốc 1.300 điểm, tuy nhiên, đóng cửa tuần, VN-Index bị đẩy về mốc 1.280.
15h: Kết phiên giao dịch ngày 12/7, thị trường chứng khoán giảm thêm 3 điểm và điều chỉnh về mốc 1.280; HNX-Index giảm 0,37 điểm về mức 245 điểm.
Thanh khoản trên cả 3 sàn duy trì mức thấp với gần 17.400 tỷ đồng.
Khối ngoại đảo chiều bán ròng 522 tỷ đồng với tâm điểm bán tại cổ phiếu MWG (150 tỷ đồng). Ở chiều ngược lại, GMD, HDG, PLX, TPB được mua ròng từ 15-42 tỷ đồng.
Bộ đôi cổ phiếu thép HPG, HSG khớp lệnh nhiều nhất thị trường với khối lượng 18 triệu đơn vị. Theo sau có VPB, SHB, HAG khớp lệnh từ 11,5-16 triệu cổ phiếu.
Trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu họ APEC đồng loạt tăng mạnh trong đó API tăng trần, IDJ và APS tăng từ 6-8%. Cổ phiếu HT1 tăng 4,4%, IMP tăng 4,3%, GEG tăng 3,1%, NKG tăng 2,8%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu HTP, KDM giảm sàn, MCH giảm 6,6%, LSS giảm 2,9%... Sắc đỏ áp đảo trên 2 sàn niêm yết.
11h30: VN-Index bước vào giờ nghỉ trog trạng thái giảm nhẹ 0,3 điểm, lỡ hẹn mốc 1.285. HNX-Index giảm 0,81 điểm về dưới ngưỡng 245 điểm. Sắc đỏ áp đảo trên 2 sàn niêm yết với 370 mã giảm và 180 mã tăng.
Giá trị giao dịch toàn thị trường giảm còn gần 6.700 tỷ đồng.
Khối ngoại trở lại bán ròng 264 tỷ đồng với tâm điểm hơn 77 tỷ ở cổ phiếu MWG. Chiều ngược lại, với vị thế tăng giá trong Top 3 mã ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index, cổ phiếu VCB và VIC được mua ròng lần lượt 11 tỷ và 27,7 tỷ đồng.
Từ ưu thế thuộc về phe mua ngay sau ATO, đến cuối phiên sáng, đa số các nhóm cổ phiếu lớn đều bị sắc đỏ chi phối. Ngoại trừ VIC và HPG, một số điểm sáng hiếm hoi còn có thể kế đến TNG (+1,6%), HT1 (+4,4%), FPT (+1%), EVG (+5,3%), DGW (+2%), HAG (+2,1%), HAH (+1,1%)...
10h35: Từ trạng thái tăng giá, sắc đỏ quay trở lại nhóm VN30 khiến VN-Index giảm về dưới tham chiếu. Cổ phiếu VIC tiếp tục là nhân tố gồng gánh thị trường.
Tập đoàn Vingroup vừa công bố việc hủy niêm yết 1.250 trái phiếu còn lại của lô trái phiếu quốc tế năm 2021 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã mua lại toàn bộ số trái phiếu này trước hạn. Tổng giá trị mua lại ước tính là 250 triệu USD.
Trước đó, Vingroup phát hành 500 triệu USD trái phiếu chuyển đổi vào tháng 9/2021 có kỳ hạn 5 năm. Trái phiếu không có tài sản đảm bảo và lãi suất cố định 3% với mệnh giá 200.000 USD/trái phiếu. Một nửa lô trái phiếu trên đã được công ty đáo hạn trước đó.
9h50: Tiếp tục diễn biến của phiên trước đó, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch cuối tuần trong sắc xanh biên độ 4-5 điểm, VN-Index vượt trở lại mốc 1.285 điểm với sự lấn lướt của phe mua.
VN-Index có 21 mã tăng và 6 mã giảm giá, các cổ phiếu bất động sản dẫn dắt chỉ số trong đó VIC tăng 3,4%, VRE tăng 1,4%, BCM tăng 0,8%, VHM tăng 0,5%. Cổ phiếu FPT tăng 1,5% lên mức 135.000 đồng qua đó tạm thời ngắt nhịp điều chỉnh ba phiên liên tiếp.
Một số dấu ấn trên thị trường đầu phiên có thể kể tới HAH tăng 1,7%, CTR tăng 1,7% DGW tăng 2,6%, IMP tăng 4,9%, PVX tăng trần.
Sắc xanh chiếm ưu thế ở hầu hết các nhóm ngành từ sản xuất, tài chính, bất động sản - xây dựng, bán lẻ, công nghệ, khai thoáng. Tuy nhiên, dòng tiền vào không quá mạnh khiến thị trường chưa thể bứt lên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/7, chỉ số S&P 500 giảm 0,88% xuống 5.584,5 điểm; Nasdaq mất 1,95% còn 18.283,4 điểm - chịu áp lực bởi đà sụt giảm hơn 5% của cổ phiếu Nvidia.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI trong tháng 6 giảm 0,1% so với tháng trước, đưa tỷ lệ lạm phát hằng năm giảm xuống mức 3%.
Theo công cụ CME FedWatch, xác suất để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất vào tháng 9 lên tới 93%. Nhà đầu tư nhận thấy Fed vẫn sẽ giữ vững lập trường tại cuộc họp vào cuối tháng này.
>> Vingroup (VIC) tất toán lô trái phiếu trị giá 500 triệu USD
CII tất toán gần 1.230 tỷ đồng nợ trái phiếu sau nửa đầu năm 2024
CEO Group: Nhiều lệnh mua 9,3 tỷ đồng xuất hiện trước ngày chốt quyền cổ tức