Doanh nghiệp

Vụ Trịnh Văn Quyết: Bất ngờ việc thao túng giá cổ phiếu phải "báo công việc hàng ngày"

Hồ Nga 31/10/2023 19:09

Bất ngờ với cách thao túng thị trường, cách sử dụng các tài khoản để thu lợi bất chính của nhóm Trịnh Văn Quyết.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có Bản kết luận điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS (ART), CTCP Xây dựng Faros (ROS) và các công ty liên quan.

Lời khai tại cơ quan cảnh sát điều tra lộ nhiều thông tin bất ngờ, từ lời khai của em gái Trịnh Văn Quyết – bà Trịnh Thị Thúy Nga – hé lộ dòng tiền 9.900 tỷ đồng “chạy qua” tài khoản của Chứng khoán BOS mở tại BIDV; hay từ lời khai của Trịnh Văn Quyết, lộ tin có 41 công ty chứng khoán đã mở 500 tài khoản cho nhóm này để thao túng thị trường chứng khoán.

Cách nhóm Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán: báo cáo mỗi ngày

Phần trình bày nội dung vụ án nêu rõ với vai trò là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế - là nhân viên kế toán thuộc Ban kế toán của FLC – liên hệ với 45 cá nhân có quan hệ họ hàng với gia đình, người thân ký giấy từ, thủ tục để Huế thành lập 20 công ty và mở 500 tài khoản chứng khoán, trong đó có141 tài khoản mở tại chứng khoán BOS và 359 tài khoản mở tại công ty chứng khoán khác. Toàn bộ 500 tài khoản này đều do Huế quản lý, sử dụng.

Để thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Thúy Nga (em gái Quyết), Hương Trần Kiều Dung (Phó Chủ tịch thường trực FLC kiêm Chủ tịch HĐQT chứng khoán BOS), Nguyễn Quỳnh Anh cùng lãnh đạo phòng dịch vụ chứng khoán gồm Nguyễn Thị thanh Phương (trưởng phòng), Bùi Ngọc Tú và Nguyễn Thị Thu Thơm (phó trưởng phòng) cấp hạn mức sức mua khống cho nhóm 79/141 tài khoản mở tại chứng khoán BOS.

Theo lời khai, đầu giờ giao dịch hàng ngày, Trịnh Thị Minh Huế gọi điện/nhắn tin cho Trịnh Thị Thúy Nga thông báo số các tài khoản thiếu tiền cần được cấp hạn mức để đặt lệnh mua theo chỉ đạo của Quyết.

Vụ Trịnh Văn Quyết: Giải mã cách thao túng thị trường chứng khoán thu lợi ngàn tỷ

Trịnh Thị Thúy Nga chỉ đạo các lãnh đạo phòng dịch vụ chứng khoán gồm Thanh Phương, Thu Thơm và Bùi Ngọc Tú cấp hạn mức mua khống cho các tài khoản đang thiếu tiền của Huế. Phương thức thực hiện: đăng nhập vào phần mềm quản trị BOS Floor Trading bằng user riêng, chọn thư mục “cấp hạn mức khách hàng”, nhập số tài khoản và số tiền tương ứng theo yêu cầu. Sau đó vào phần mềm VGAIA nhấn “duyệt”.

Khi đó số liệu trên tài khoản chứng khoán của Huế vẫn phản ánh số dư thực có trong tài khoản (tài khoản không có tiền hoặc không đủ tiền), nhưng số liệu trên phần mềm quản lý của chứng khoán BOS lại thể hiện tài khoản của Huế đủ điều kiện đặt mua.

Cuối mỗi ngày giao dịch, Nguyễn Thị Thanh Phương tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của chứng khoán BOS, trong đó có hoạt động mua chứng khoán thiếu tiền của Huế, chuyển cho các kế toán trưởng (Quách Thị Xuân Thu và sau là Trần Thị Lan). Sau đó các kế tóan trưởng tập hợp và nhắn thông tin thông báo hoạt động trong ngày giao dịch, trong đó đó có phần dư nợ vượt quá nguồn tiền cho phép (phần cấp hạn mức khống) lên nhóm chung.

Số liệu ghi nhận từ 26/5/2017 đến 10/1/2022 (trong 288 ngày giao dịch), kế toán trưởng lập, ký tổng cộng 300 ủy nhiệm chi, trình phê duyệt chuyển hơn 24.635 tỷ đồng (gom tiền thanh toán thay cho Huế) từ các tài khoản khác của công ty chứng khoán BOS mở tại các ngân hàng khác nhau vào tài khoản bù trừ của chứng khoán BOS mở tại ngân hàng BIDV Hà Thành để trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam trích tiền bù trừ.

Trong số đó, chỉ thanh toán thay hơn 9.903 tỷ đồng trên tổng số hơn 11.651 tỷ đồng của các lần khớp lệnh mua thiếu tiền cho 75/141 tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế sử dụng.

Vụ Trịnh Văn Quyết: Giải mã cách thao túng thị trường chứng khoán thu lợi ngàn tỷ

Thu lợi bất chính 723 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư

Trong giai đoạn thao túng thị trường, Trịnh Thị Minh Huế đã dùng 190/500 tài khoản chứng khoán mở tại 18/43 công ty chứng khoán và 83/107 tài khoản ngân hàng để thực hiện hành vi thao túng chứng khoán với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART trong 562 phiên giao dịch.

Tổng 27.230 lệnh đặt mua hơn 5,7 tỷ cổ phiếu; khớp lệnh mua gần 13, tỷ cổ phiếu với giá trị khớp lệnh hơn 15.131 tỷ đồng. Khi chưa khớp lệnh mua, Huế chủ động hủy 5.019 lệnh (hơn 1,62 tỷ cổ phiếu), và đặt 11.978 lệnh bán với hơn 1,47 tỷ cổ phiếu khớp bán 1,34 tỷ cổ phiếu – giá trị hơn 17.002 tỷ đồng. Khi chưa khớp lệnh bán Huế lại hủy 942 lệnh với hơn 84,3 triệu cổ phiếu, tạo cung cầu giả. Khi cổ phiếu tăng, theo chỉ đạo của Quyết, Huế bán cổ phiếu ra thị trường.

Những hành vi trên đã tiếp tay giúp Quyết thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.

Lời khai của Trịnh Văn Quyết lộ tin có 41 công ty chứng khoán mở tài khoản cho nhóm này

Lời khai của Trịnh Văn Quyết lộ tin có 41 công ty chứng khoán mở tài khoản cho nhóm này

Nhiều kiến nghị từ Bộ Công an sau vi phạm của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết

Vụ Trịnh Văn Quyết: Lời khai của Trịnh Thị Thúy Nga hé lộ dòng tiền hơn 9.900 tỷ "đi qua" BIDV

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-trinh-van-quyet-giai-ma-cach-thao-tung-thi-truong-chung-khoan-thu-loi-ngan-ty-208600.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Trịnh Văn Quyết: Bất ngờ việc thao túng giá cổ phiếu phải "báo công việc hàng ngày"
POWERED BY ONECMS & INTECH