Lời khai của Trịnh Văn Quyết lộ tin có 41 công ty chứng khoán mở tài khoản cho nhóm này
Nhóm Trịnh Văn Quyết đã mở 500 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán, trong đó có 141 tài khoản mở tại Chứng khoán BOS.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có Bản kết luận điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS (ART), CTCP Xây dựng Faros (ROS) và các công ty liên quan.
Liên quan vụ án, Trịnh Văn Quyết, hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế đều bị truy tố.
Lời khai của Trịnh Văn Quyết lộ tin có 41 công ty chứng khoán mở tài khoản
Bị can Trịnh Văn Quyết, sinh năm 1975, nguyên là Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn FLC. Tại cơ quan điều tra, Trịnh Văn Quyết khai nhận là người có trình độ hiểu biết về pháp luật và lĩnh vực tài chính ngân hàng, chứng khoán, sáng lập Tập đoàn FLC, Chứng khoán BOS và 50 công ty liên quan khác.
Theo lời khai ban đầu, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế cùng những người liên quan thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán để thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Tại cơ quan điều tra, Trịnh Văn Quyết khai nhận đã biết việc thao túng thị trường chứng khoán là vi phạm pháp luật. Trong thời gian kinh doanh chứng khoán, Trịnh Văn Quyết đã 2 lần bị UBCKNN xử lý vi phạm hành chính. Tuy vậy, từ 25/6/2017 đến 10/1/2022 vẫn chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế mượn chứng minh nhân dân của 45 cá nhân, thành lập đứng tên 20 doanh nghiệp để mở 500 tài khoản tại 41 công ty chứng khoán, trong đó có 141 tài khoản mở tại Chứng khoán BOS; 359 tài khoản mở tại các công ty chứng khoán khác, trong đó riêng Trịnh Văn Quyết đứng tên 23 tài khoản.
Nhiều tài khoản trong số 500 tài khoản đều được dùng để thao túng chứng khoán
Để thực hiện việc thao túng thị trường chứng khoán, Quyết chỉ đạo cho Trịnh Thị Thúy Nga cấp hạn mức cho nhóm tài khoản của Trịnh Văn Quyết mở tại Chứng khoán BOS, sau đó Hương Trần Kiều Dung, Trịnh Thị Thúy Nga, Nguyễn Quỳnh Anh điều hành Chứng khoán BOS ủy quyền cho Nga phê duyệt cấp hạn mức khách hàng VIP cho nhóm 141 tài khoản của nhóm Quyết.
Lời khai với cơ quan điều tra, Trịnh Thị Thúy Nga đã 1.568 lần cấp hạn mức cho nhóm 79/141 với hạn mức khống là 170.598 tỷ đồng.
Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo cho Trịnh Thị Minh Huế sử dụng 79/141 tài khoản đó để đặt lệnh mua bán chứng khoán. Lời khai cho thấy Trịnh Thị Minh Huế đã đặt 15.128 lệnh mua với khối lượng hơn 2,85 tỷ cổ phiếu các loại gồm AMD, HAI, ART, GAB, FLC tương đương giá trị khoảng 46.980 tỷ đồng.
Sau khi đặt lệnh mua, Huế lại thực hiện hủy lệnh, khớp chéo giữa các tài khoản với nhau hoặc mua vào số lượng lớn 1 mã cổ phiếu để thực hiện hành vi thao túng chứng khoán. Theo báo cáo, chỉ 463,75 triệu cổ phiếu trong số đó thực tế khớp lệnh mua với tổng giá trị hơn 11.855 tỷ đồng.
Để thực hiện bù trừ dòng tiền, Trịnh Thị Thúy Nga đã ký 300 ủy nhiệm chi từ các tài khoản của chứng khoán BOS đến tài khoản ngân hàng của công ty mở tại BIDV Hà Thành để trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tự động trích tiền thanh toán bù trừ cho 288 ngày giao dịch. Hơn 9.900 tỷ đồng đã “chạy qua” tài khoản tại BIDV.
Ngoài ra, Trịnh Văn Quyết khai nhận đã chỉ đạo Trịnh thị Minh Huế sử dụng nguồn tiền của Quyết để nộp tiền mặt vào tài khoản để đặt lệnh mua cổ phiếu, hạch toán nộp rút tiền, điều chuyển dòng tiền mua bán cổ phiếu.
Theo lời khai, hằng ngày chỉ đạo Minh Huế sử dụng nhiều tài khoản trong số 500 tài khoản giao cho Huế sử dụng để kinh doanh chứng khoán, thao túng thị trường chứng khoán.
Vụ Trịnh Văn Quyết: Lời khai của Trịnh Thị Thúy Nga hé lộ dòng tiền hơn 9.900 tỷ "đi qua" BIDV
FLC tái khởi động siêu dự án 20.000 tỷ đồng tại Quảng Bình
Thông tin mới về siêu dự án 'chết yểu' của FLC tại Quảng Bình