Doanh nghiệp

Vụ Trịnh Văn Quyết: Lời khai của Trịnh Thị Thúy Nga hé lộ dòng tiền hơn 9.900 tỷ "đi qua" BIDV

Hồ Nga 30/10/2023 11:53

Trịnh Thị Thúy Nga là em gái ông Trịnh Văn Quyết.

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có Bản kết luận điều tra vụ án thao túng thị trường chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS, CTCP Xây dựng Faros và các công ty liên quan.

Liên quan đến vụ thao túng thị trường chứng khoán, ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế đều bị đề nghị truy tố.

Lời khai của Trịnh Thị Thúy Nga

Bị can Trịnh Thị Thúy Nga, sinh năm 1976, là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó TGĐ của Chứng khoán BOS.

Tại cơ quan điều tra, bị can Trịnh Thị Thúy Nga khai nhận, với cương vị là thành viên HĐQT, Phó TGĐ của Chứng khoán BOS, bà Nga thừa nhận "có trình độ hiểu biết về chứng khoán", biết việc thực hiện các chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết là hành vi thao túng thị trường chứng khoán để thu lợi bất chính.

Bà Nga khai, đã biết việc nâng khống vốn điều lệ để bán cổ phiếu không đảm bảo giá trị cho các nhà đầu tư, cùng các đồng phạm khác giúp Trịnh Văn Quyết thu lời bất chính hơn 723 tỷ đồng, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư là vi phạm nhưng vẫn thực hiện.

Vụ Trịnh Văn Quyết: lời khai của Trịnh Thị Tuyết Nga hé lộ dòng tiền hơn 9.900 tỷ
Bà Trịnh Thị Thúy Nga

Khai với cơ quan điều tra, bà Nga thú nhận việc biết Chứng khoán BOS bị phạt 2 lần vì hành vi "cho khách hàng mua chứng khoán khi không đủ tiền" theo quy định; và biết việc cấp hạn mức khống cho nhóm tài khoản 79/141 VIP của Trịnh Văn Quyết mở tại Chứng khoán BOS là trái quy định. Tuy vậy với sự chỉ đạo của Trịnh Văn Quyết, bà Thúy Nga vẫn chỉ đạo các lãnh đạo phòng dịch vụ chứng khoán của công ty thực hiện cấp hạn mức sức mua khống khi Trịnh Thị Minh Huế đề nghị.

Cụ thể, từ 26/5/2017 đến 10/1/2022, bà Nga đã chỉ đạo Nguyễn Thị Thu Thơm, Bùi Ngọc Tú (lãnh đạo phòng dịch vụ chứng khoán) thực hiện 1.568 lần cấp hạn mức cho nhóm 79/141 tài khoản VIP do Minh Huế quản lý với tổng giá trị hạn mức khống là 170.598 tỷ đồng.

Trịnh Thị Minh Huế đã sử dụng 79/141 tài khoản đặt 15.128 lệnh mua với khối lượng hơn 2,85 tỷ cổ phiếu các loại gồm AMD, HAI, GAB, ART, FLC tương đương khoảng 46.980 tỷ đồng. Sau khi đặt lệnh mua, Huế tiếp tục thực hiện hủy lệnh, khớp chéo giữa các tài khoản với nhau hoặc mua vào với số lượng lớn 1 mã cổ phiếu để thực hiện hành vi thao túng. Trong đó đã khớp lệnh mua hơn 463,75 triệu cổ phiếu với tổng giá trị hơn 11.855 tỷ đồng; thiếu 11.651 tỷ đồng.

Dòng tiền bù trừ "chạy" như thế nào?

Để che dấu hành vi, Thúy Nga cùng đồng phạm đã ký 300 ủy nhiệm chi chuyển tiền từ các tài khoản của công ty Chứng khoán BOS đến tài khoản ngân hàng của công ty mở tại BIDV Hà Thành để trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam tự động trích tiền thanh toán bù trừ cho 288 ngày giao dịch, trong đó có hơn 9.903 tỷ đồng thanh toán cho các lần khớp lệnh mua cổ phiếu thiếu tiền, không có tài sản đảm bảo của nhóm tài khoản 75/141 tài khoản VIP do Huế quản lý.

Với cách làm như trên với những nhóm tài khoản VIP khác, Chứng khoán BOS đã giúp sức cho Trịnh Văn Quyết thu lời bất chính hơn 723 tỷ đồng.

Chi tiết 21 bị can vụ Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thao túng giá cổ phiếu nhóm FLC

Hai em gái giúp ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội

Chi tiết 21 bị can vụ Trịnh Văn Quyết và đồng phạm thao túng giá cổ phiếu nhóm FLC

Vụ án Trịnh Văn Quyết: Phát hiện hình ảnh công văn đóng dấu "Tối mật" của Ngân hàng Nhà nước

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-trinh-van-quyet-loi-khai-cua-trinh-thi-tuyet-nga-he-lo-dong-tien-hon-9900-ty-di-qua-bidv-208276.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Trịnh Văn Quyết: Lời khai của Trịnh Thị Thúy Nga hé lộ dòng tiền hơn 9.900 tỷ "đi qua" BIDV
POWERED BY ONECMS & INTECH