SCB yêu cầu truy tìm thêm tài sản của nhóm Vạn Thịnh Phát, giao SCB xử lý, 'đòi' quyền ưu tiên thu hồi nợ.
Phiên tòa xử vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan vẫn đang diễn ra tại TAND TP. HCM. Ngày 14/3, các luật sư đã xét hỏi xong về hành vi phạm tội của các bị cáo, HĐXX chuyển sang hỏi các bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Đại diện ngân hàng SCB trình bày 6 ý kiến liên quan vụ án.
1. Tăng số tiền thiệt hại và bổ sung tiền lãi
Theo đại diện ngân hàng SCB, số tiền thiệt hại thực tế tính đến ngày khởi tố vụ án (17/10/2022) là 677.286 tỷ đồng, không đồng ý với số 498.091 tỷ đồng như cáo trạng đã nêu. Theo SCB, số tiền thiệt hại phải tính cả gốc (498.9091 tỷ đồng) và lãi (277.830 tỷ đồng).
Ngoài ra SCB cũng yêu cầu bổ sung tiền lãi phát sinh sau ngày 17/10/2022, thêm 84.515 tỷ đồng tạm tính đến 5/3/2024. Số tiền lãi/phí này sẽ tiếp tục phát sinh cho đến khi SCB thực tế thu hồi được nợ.
2. Đề nghị giao SCB toàn quyền xử lý tài sản kê biên
Về các tài sản đã được cáo trạng xác định là “vật chứng của vụ án” và các tài sản khác có liên quan đã được Cơ quan điều tra kê biên, phong toả, thu giữ nêu trong Kết luận điều tra, SCB cũng đưa ra ý kiến.
Theo đó đại diện SCB đề xuất, giao cho ngân hàng toàn quyền quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý đối với 1.166 mã tài sản đảm bảo theo kết luận điều tra mà không phụ thuộc vào việc tài sản đó có đầy đủ pháp lý hay không.
>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao các công ty kiểm toán chục năm không phát hiện sai phạm tại SCB?
3. Yêu cầu thu hồi những tài sản đã bị hoán đổi
Với những tài sản đã bị hoán đối và xuất ra khỏi hệ thống quản lý của ngân hàng SCB, đề nghị HĐXX ra quyết định thu hồi 240 tài sản hoán đổi nói trên và các tài sản khác được hoán đổi để giao lại cho SCB quản lý, khai thác, sử dụng, xử lý... để thu hồi nợ, khắc phục thiệt hại.
4. Truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản khác
Ngoài những tài sản đã nhắc đến trong cáo trạng, kết luận điều tra, SCB còn yêu cầu tiếp tục yêu vầu về việc tiếp tục truy tìm, phong toả, kê biên các tài sản thuộc sở hữu của bà Trương Mỹ Lan, hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, những cá nhân đồng phạm với bà Trương Mỹ Lan và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan còn chưa được kê biên, phong toả... giao cho SCB để khắc phục thiệt hại.
5. Yêu cầu xác định trách nhiệm của bên thẩm định giá
SCB yêu cầu xác định trách nhiệm của các công ty thẩm định giá liên quan là Công ty TNHH Thẩm định giá Tầm Nhìn Mới, Công ty TNHH Thẩm định giá MHD, Công ty Cổ phần Thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH hãng Kiểm toán và Định giá ATC, Công ty Cổ phần Tư vấn Dịch vụ về Tài sản, Bất động sản DATC, Công ty Thẩm định giá E Xim.
>> Lời khai bà Trương Mỹ Lan vụ hợp nhất SCB: Liên tục họp với NHNN, chỉ lo đưa tài sản
6. Yêu cầu xác định quyền ưu tiên thu hồi nợ, khắc phục thiệt hại
Cuối cùng, đại diện ngân hàng SCB đề nghị Hội đồng xét xử tuyên giao cho SCB được quyền xử lý, thu hồi các tài sản kê biên, thu giữ bao gồm là các vật chứng đã được xác định trong hồ sơ vụ án theo các nội dung đã trình bày tại các mục 2 , 3, 4, 5 nêu trên, đảm bảo khả năng thu hồi nợ, ổn định hoạt động của SCB.
Việc xử lý các tài sản nêu trên giao cho Ngân hàng SCB chủ động phối hợp với khách hàng vay/chủ tài sản/bên bảo đảm để xử lý, trong trường hợp không thỏa thuận xử lý được thì yêu cầu Cơ quan Thi hành án hỗ trợ.
Kính đề nghị Hội đồng xét xử tuyên Bên vay, Chủ tài sản, các bị cáo có liên quan trong vụ án, những cá nhân hoặc pháp nhân có liên quan... có trách nhiệm liên đới khắc phục thiệt hại, bồi thường toàn bộ thiệt hại cho Ngân hàng SCB.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Vì sao các công ty kiểm toán chục năm không phát hiện sai phạm tại SCB?
Vụ Vạn Thịnh Phát: Hai cựu cán bộ thanh tra Ngân hàng Nhà nước đổ lỗi cho nhau