Vụ Vạn Thịnh Phát: Không được cho vay vốn để đảo nợ

30-05-2024 11:35|Hồ Nga

Biện hộ tại tòa, phía Trương Mỹ Lan cho rằng đã đưa 5 tài sản có giá trị lớn cho SCB mượn nhằm cho vay mới trả nợ cũ các khoản phát sinh trước thời điểm hợp nhất.

Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã được tuyên án gần 1 tháng trước. Hiện cơ quan cảnh sát điều tra đang tiến hành giai đoạn 2, đồng thời các bị cáo cũng đã có đơn kháng án sau phiên tòa.

Tại tòa, bà Trương Mỹ Lan còn cho rằng, để giúp ngân hàng tái cơ cấu, đã cho SCB mượn 5 tài sản có giá trị lớn để cho vay mới trả nợ cũ các khoản phát sinh trước thời điểm hợp nhất (hay còn gọi là đảo nợ) theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt. Với nội dung này, HĐXX đánh giá như sau:

Việc đảo nợ, tại khoản 2, điều 9, quy chế cho vay ban hành kèm theo quyết định số 1627/2001/QĐNHNN ngày 31/12/2001 của NHNN Việt Nam nêu rõ “các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của NHNN Việt Nam”. Tuy nhiên, đến ngày 30/12/2016, NHNN mới ban hành thông tư quy định về nội dung này.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Không đồng ý Trương Mỹ Lan dùng 1.350 tỷ khắc phục hậu quả cho Trương Huệ Vân

Theo đó, tổ chức tín dụng không được cho vay vốn để trả nợ khoản nợ vay tại chính tổ chức tín dụng này, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh từ quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi vay được tính trong dự toán.

Như vậy, vay để đảo nợ không phải là hoạt động tín dụng được NHNN cho phép. Đây cũng không phải là phương án cơ cấu nợ mà NHNN đã phê duyệt, áp dụng tại SCB như quan điểm bào chữa của luật sư tại phiên tòa.

Cụ thể, tại văn bản ngày 15/11/2012, NHNN đồng ý triển khai kế hoạch cho vay mới nhằm cơ cấu nợ của nhóm khách hàng An Đông – Vạn Thịnh Phát như sau: SCB cho khách hàng có nhu cầu góp vốn, hợp tác kinh doanh để khai thác tòa nhà Windsor Plaza của công ty An Đông và tòa nhà Sherwood Residence của Vạn Thịnh Phát vay tiền. Tài sản đảm bảo là tòa nhà Windsor Plaza. Công ty An Đông và Vạn Thịnh Phát sử dụng tiền nhận góp vốn, thực hiện mua lại các tài sản đảm bảo cho các khoản vay, khoản phải thu khác của nhóm khách hàng này tại SCB để có tiền thanh toán nợ cho SCB.

Theo đó, SCB đã cho 26 khách hàng vay mới, tổng 12.984 tỷ đồng/trong vốn góp 16.214 tỷ đồng; SCB thực hiện thu nợ nhóm khách hàng An Đông - Vạn Thịnh Phát đúng số tiền 12.984 tỷ đồng này, và hoàn trả lại 11 tài sản đảm bảo cho nhóm khách hàng với giá trị 14.652 tỷ đồng.

Như vậy, về bản chất, phương án Windsor Plaza là nhằm xử lý chính các khoản nợ xấu của nhóm An Đông, Vạn Thịnh Phát. Mặc dù bị cáo Lan đưa tòa nhà Windsor Plaza vào đảm bảo cho khoản vay 12.984 tỷ đồng, nhưng bị cáo cũng đã rút đi nhiều tài sản đảm bảo của chính nhóm đó như 110 triệu cổ phần công ty An Đông; 13,34 triệu cổ phần công ty Bông Sen, 123,29 triệu cổ phần SCB, một phần tòa nhà Sherwood 127 Pastuer, căn nhà 17 Đông Du… với tổng giá trị 14.652 tỷ đồng – cao hơn cả số tiền SCB giải ngân cho vay mới.

screenshot-2024-05-30-at-10.47.00.png

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân 'tạm giữ để giải quyết trong giai đoạn 2'

Tương tự là các phương án đưa Time Square, Chợ Vải, dự án 289 Trần Hưng Đạo, dự án 5-2… thì tài sản SCB hoàn trả ra ngoài đều cao hơn giá trị khoản vay mới.

HĐXX cũng nhấn mạnh, cần phân tích thêm là, trước khi SCB hợp nhất, tòa nhà Times Square đã thế chấp để đảm bảo cho khoản vay 1.479 tỷ đồng của 3 công ty; nhóm khách hàng Vạn Thịnh Phát cũng có dư nợ tại các ngân hàng SCB cũ, ngân hàng Tín Nghĩa…

HĐXX kết luận, bị cáo Lan cho rằng chỉ cho SCB mượn tài sản mà không có nhu cầu vay vốn và các tài sản này chưa thế chấp ở đâu cũng như quan điểm của các luật sư cho rằng SCB thực hiện cho vay đảo nợ là phương án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt là hoàn toàn không có căn cứ.

Cũng theo HĐXX, tại SCB, để công cuộc tái cơ cấu thành công, NHNN tái cấp vốn 19.750 tỷ đồng để hỗ trợ thanh khoản.

>> Vụ Vạn Thịnh Phát: Phong tỏa tài khoản của 1 cá nhân, lộ diện số tiền 8,4 triệu USD tại Vietcombank và BIDV

Vụ Vạn Thịnh Phát: Nhóm Phương Trang phải trả 1.200 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan

Vụ Vạn Thịnh Phát: Bất ngờ 11 chiếc đồng hồ của Trương Huệ Vân 'tạm giữ để giải quyết trong giai đoạn 2'

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vu-van-thinh-phat-khong-duoc-cho-vay-von-de-dao-no-236774.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vụ Vạn Thịnh Phát: Không được cho vay vốn để đảo nợ
POWERED BY ONECMS & INTECH