Sống

Vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng, cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn

Tình Hoàng 09/06/2024 - 10:48

Hàng chục ngàn hộ dân tại khu vực này phải sống chật vật với cảnh thiếu nước sạch.

Một trong những vấn đề ngày càng đáng báo động mà người dân vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt đó chính là xâm nhập mặn. Những đợt nắng nóng cao điểm cùng triều cường đã khiến cho hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra mạnh mẽ hơn tại vùng đất này trong những tháng vừa qua.

Vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng, cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn - ảnh 1
Cánh đồng lúa ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng không có nước do sông ngòi bị nhiễm mặn năm 2020. Ảnh: Huy Phong

Gần 73.900 hộ dân chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau đang sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Khi tình hình nắng nóng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dự kiến, tình trạng thiếu nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn gia tăng.

Từ đầu tháng 4/2024 đến nay, tình hình xâm nhập mặn tại một số vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long lại gia tăng, có những thời điểm độ mặn tăng cao đột biến. Tại cầu Cái Tư, vào các ngày 18-22/4, mức độ ranh mặn ở mức hơn 3-4g/l, trong khi đó, con số này ở Bắc Hồng Dân là hơn 10g/l.

Vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng, cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn - ảnh 2
Cánh đồng tại xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) khô cằn do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Nguyễn Sự

Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến việc lấy nước cho sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Đáng nói, lúa, chanh và nhiều loại cây ăn quả khác tại Đồng bằng sông Cửu Long cũng có nguy cơ bị giảm năng suất do bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn.

Xét về tổng thể, nếu so với các đợt xâm nhập mặn lịch sử ở những giai đoạn 2015 - 2016, 2019 – 2020, chiều sâu ranh mặn ở mức 4g/l của giai đoạn 2023-2024 vẫn đang ở mức thấp hơn. Dẫu vậy, do nắng nóng kéo dài kết hợp với lượng mưa ngày càng giảm, một số vùng cả tháng còn không có mưa đã làm gia tăng tác động ở một số địa phương.

Vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng, cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn - ảnh 3
Nhóm trẻ chơi đùa dưới kênh cạn trơ đáy. Ảnh: Chúc Ly

Trong giai đoạn từ năm 2010-2023, do tác động của biến đổi khí hậu nên tổng lượng mưa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã suy giảm từ 5-10%. Bên cạnh đó, việc khai thác ở thượng nguồn cũng là một trong những nguyên do dẫn đến mặn xuất hiện ở khu vực này có xu hướng sớm hơn và mạnh hơn.

Để giúp các hộ dân có thể vượt qua giai đoạn hạn hán và thiếu nước như hiện nay, các địa phương cần ưu tiên tập trung vào việc vận chuyển, cung cấp đủ nước sạch cũng như cung cấp thiết bị trữ nước sạch để người dân có thể ổn định cuộc sống.

>> Tiết kiệm nước, ngăn chặn hạn hán, xâm nhập mặn cần chiến lược tổng thể

Một hòn đảo du lịch nổi danh đang thiếu nước trầm trọng, chính quyền họp thảo luận 'cầu cứu' nước từ đất liền

Để không lo thiếu nước, thành phố đông dân nhất Việt Nam xây thêm một hồ Tây trị giá 2 tỷ USD

Theo Thị Trường Tài Chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/vung-nong-nghiep-trong-diem-cua-viet-nam-doi-mat-voi-tinh-trang-thieu-nuoc-tram-trong-cuoc-song-nhieu-nguoi-dan-bi-dao-lon-123219.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Vùng nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng, cuộc sống nhiều người dân bị đảo lộn
    POWERED BY ONECMS & INTECH