Vướng khoản nợ khó đòi tại dự án nhà Tân Hoàng Minh, Coteccons (CTD) có nguy cơ mất trắng?

05-08-2022 13:46|Anh Tú

Thực tế, dưới thời "trị vì" của vị chủ tịch ngoại quốc, Coteccons (CTD) đã liên tục vay nợ trong khi dưới "triệu đại" của ông Nguyễn Bá Dương, doanh nghiệp xây dựng này gần như nói không với nợ vay.

Như chúng tôi đã thông tin tại bài viết "Coteccons: Đi một bước lại lùi một bước", tại báo cáo tài chính quý II/2022, CTCP Xây dựng Coteccons (Mã CTD - HOSE) đã ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp 3 lần lên mức 360 tỷ đồng (chủ yếu là do trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tại một dự án quy mô lớn).

Thời gian qua, việc trích lập dự phòng nợ khó đòi cho các dự án tồn đọng từ 2018 - 2020 cùng những khó khăn của ngành bất động sản, xây dựng hiện nay đã tạo áp lực rất lớn lên biên lợi nhuận ròng quý II/2022 của công ty.

Đặc biệt, một trong những dự án công ty phải trích lập dự phòng nặng nề nhất là Dự án D’Capitale của Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt - công ty thành viên nhà Tân Hoàng Minh.

Giới thiệu chi tiết về Dự án D’Capitale

Dự án đã được bàn giao, đưa vào sử dụng từ năm 2019 và dù đã nỗ lực trong công tác thu hồi công nợ nhưng trong quý II/2022, Coteccons vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng 242 tỷ đồng cho dự án này (lũy kế trích lập dự phòng từ 2020 đến quý II/2022 là 484 tỷ đồng).

Được biết, Công ty Ngôi Sao Việt chính là doanh nghiệp đã trúng đấu giá lô đất 3-12 tại Thủ Thiêm với giá 24.500 tỷ đồng hồi tháng 12/2021 trước khi Tân Hoàng Minh có tâm thư gửi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và lãnh đạo TP. HCM muốn chấm dứt hợp đồng mua tài sản đấu giá tại lô đất này.

Trở lại với Coteccons, ghi nhận tại thời điểm 30/6/2022, tổng nợ phải trả tăng 21,4% so với đầu năm lên mức 8.258 tỷ đồng (chủ yếu là nợ ngắn hạn; vay nợ và thuê tài chính giảm phân nửa về dưới 800 tỷ đồng). Doanh nghiệp cho biết đã huy động thêm nguồn vốn từ cả kênh tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu.

Đối với kênh tín dụng ngân hàng, CTD huy động khoản vay ngắn hạn hơn 922 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động đồng thời vay dài hạn gần 530 tỷ đồng cho hoạt động thi công hệ thống năng lượng mặt trời áp mái.

Đối với kênh phát hành trái phiếu, Coteccons thu về gần 494 tỷ đồng sau đợt phát hành trái phiếu trong nửa đầu năm. Số tiền này sẽ được dùng để bổ sung vốn kinh doanh và tăng quy mô vốn hoạt động cho doanh nghiệp.

Thực tế, dưới thời ông chủ ngoại, Coteccons đã liên tục vay nợ trong khi dưới thời ông Nguyễn Bá Dương, doanh nghiệp xây dựng này nói không với nợ vay.

"Mùa mưa" đến sớm trên công trường, "u ám" những bóng thầu xây dựng

Coteccons (CTD) làm tổng thầu dự án 5.600 tỷ đồng của ‘đại gia’ bất động sản MIK Group

Coteccons (CTD): 'Cú bắt tay' 200 triệu USD với Kusto Group

Coteccons (CTD) làm tổng thầu dự án 300 triệu USD của ‘đế chế’ nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam

Bài thuộc chủ đề Xây dựng
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/vuong-khoan-no-kho-doi-tai-du-an-nha-tan-hoang-minh-coteccons-ctd-co-nguy-co-mat-trang-143151.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Vướng khoản nợ khó đòi tại dự án nhà Tân Hoàng Minh, Coteccons (CTD) có nguy cơ mất trắng?
POWERED BY ONECMS & INTECH