Xu hướng đồng pha giữa cổ phiếu ngân hàng và VN-Index

06-10-2021 10:19|Hữu Kiên

Lựa chọn cổ phiếu của các ngân hàng nào để đạt được hiệu suất tối ưu? Điều này sẽ phụ thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Nếu trading, lướt sóng nhanh thì nên mua các mã giảm sâu mới có kỳ vọng hồi mạnh xét theo %, còn an toàn và chắc chắn hơn thì nên mua các cổ phiếu có chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu thấp, nắm giữ được trung và dài hạn.

Nhà đầu tư Phạm Thái - Fn chứng khoán vừa đưa ra những đánh giá cá nhân về các cổ phiếu ngân hàng cũng như quan điểm đầu tư trong quý IV/2021. Chuyên trang dautu.kinhtechungkhoan.vn dẫn bài viết thông tin đến nhà đầu tư và Quý độc giả.

Theo số liệu của NHNN, tính đến 20/9, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 7,17%. Tính đến ngày 31/8, mức tăng trưởng là 7,42%. Những thống kê trên cho thấy 20 ngày đầu tháng 9, tín dụng có xu hướng sụt giảm; đây cũng là cao điểm của đợt giãn cách phòng chống COVID-19 trong năm nay. Tuy nhiên, mức tăng trưởng tín dụng tính chung 9 tháng năm 2021 vẫn gấp 1,44  lần mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước. 

Mức tín dụng sụt giảm trong tháng 9 chủ yếu do cầu sụt giảm. Khảo sát các ngân hàng cho thấy, tín dụng sẽ tăng trưởng trở lại trong quý IV/2021 với mức dự kiến cả năm đạt 12,3%. Mức độ giải ngân riêng cho quý IV này rơi vào khoảng 5%.

NIM của các ngân hàng giảm trong quý III - chủ yếu đến từ việc giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch. Thêm một điểm trừ nữa là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng 20% so với quý trước, đặc biệt tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp và tệp KH bị ảnh hưởng nhiều bởi COVID-19. Trên thị trường, giá cổ phiếu đã thể hiện điều này khi những mã chịu tác động tiêu cực nhất thì giảm sâu nhất và ngược lại.

Theo ước tính của nhiều công ty chứng khoán, trong quý III/2021, lợi nhuận của các ngân hàng sụt giảm khoảng 20 - 25%.

Cơ hội phục hồi của các cổ phiếu ngành ngân hàng trong quý IV/2021

Sau một thời gian dài điều chỉnh, cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng có thể sẽ phục hồi phần nào trong quý cuối cùng của năm nhờ các triển vọng sau:

- Việc kiểm soát đại dịch được nới lỏng sau khi đã khoanh vùng và tốc độ bao phủ Vaccine được đẩy mạnh, nhiều địa phương đã lên kế hoạch khôi phục các hoạt động kinh tế giúp cho cầu tín dụng của doanh nghiệp, cá nhân được bung ra trong thời điểm cuối năm, cũng là mùa cao điểm của hệ thống trong nhiều năm qua. 

- Chính sách lãi suất duy trì mức thấp, được hỗ trợ thanh khoản bởi NHNN đảm bảo cung ứng và tạo thuận lợi hơn cho việc sử dụng vốn của tổ chức kinh doanh. Đây là sự ưu tiên về các chính sách tiền tệ song hành với việc đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vào các dự án trọng điểm để kéo GDP lên trong quý IV.

- Thời gian điều chỉnh của VN-Index rất tương đồng với các cổ phiếu ngân hàng, và đã kéo dài ba tháng – một khoảng thời gian đủ dài (từ đầu tháng 7/2021 – 10/2021). Thanh khoản chung của nhóm ngân hàng đã cạn kiệt và ở mức thấp so với giai đoạn 6 tháng đầu năm. Xét trong quá khứ, nhịp điều chỉnh của các cổ phiếu như BID, CTG, VCB, MBB, những cổ phiếu ngân hàng nổi bật nhất thời điểm đó cũng có nhịp điều chỉnh từ 6/4 – 10/4/2018, kéo dài đến đầu tháng 7/2018 (3 tháng) thì xuất hiện đợt phục hồi tương đối, mức bình quân 30% kéo dài trong 1,5 tháng. 

Trong nhịp chỉnh, các cổ phiếu ngân hàng đã hình thành đủ các bước sóng cần thiết, dẫn đến sự cạn kiệt về thanh khoản, bào mòn về tâm lý. Yếu tố cạn kiệt thanh khoản ở vùng giá đáy cho thấy, người bán cũng đã giảm đi rất nhiều và thị trường gần như lãng quên, đây là thời điểm thích hợp cho một cú hồi ngắn hạn. 

Như vậy, dựa vào các tiêu chí kỹ thuật là: Thời gian điều chỉnh + thanh khoản cạn kiệt + tin tức xấu đã được phản ánh, tôi cho rằng vùng giá hiện tại của các cổ phiếu ngân hàng khó để giảm sâu thêm.

- Bối cảnh cú sụt giảm của dòng ngân hàng năm 2018 và 2021 là khác nhau khi năm 2018, sự sụt giảm đến từ hai yếu tố là định giá quá cao do tăng trưởng nóng từ dòng tiền đầu cơ, và các chính sách siết margin của ủy ban chứng khoán. Trong khi đó, với năm 2021, sự sụt giảm đến từ nỗi lo ngại của đại dịch COVID-19 lần 4 làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của dòng ngân hàng và mức tăng trưởng nóng trong thời gian 6 tháng đầu năm (định giá không cao như 2018).

Qua sự so sánh này, tôi cho rằng, yếu tố dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng chính đến nhóm cp ngân hàng. Vì vậy, khi tình hình được kiểm soát, tiêm chủng được đẩy nhanh, kinh tế được phục hồi thì tâm lý và dòng tiền của nhà đầu tư sẽ trở lại với các cổ phiếu Bank trong quý IV/2021.

Lựa chọn cổ phiếu của các ngân hàng nào để đạt được hiệu suất tối ưu? Điều này sẽ phụ thuộc vào chiến lược của mỗi nhà đầu tư. Nếu trading, lướt sóng nhanh thì nên mua các mã giảm sâu mới có kỳ vọng hồi mạnh xét theo %, còn an toàn và chắc chắn hơn thì nên mua các cổ phiếu có chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu thấp, nắm giữ được trung và dài hạn.

Cổ phiếu ngân hàng duy nhất tăng kịch trần trong phiên 'hưng phấn', tiếp tục phá đỉnh lịch sử

Cổ phiếu 'vua' thăng hoa, dấu ấn LPB, HDB, TCB

Cổ phiếu ngân hàng thi nhau 'bùng nổ', thanh khoản tăng đột biến nhờ quy định mới liên quan đến nợ xấu

Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xu-huong-dong-pha-giua-co-phieu-ngan-hang-va-vn-index-128109.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xu hướng đồng pha giữa cổ phiếu ngân hàng và VN-Index
POWERED BY ONECMS & INTECH