Xử lý lô hàng giả mạo Samsung và Dior, đề phòng hàng “nhái” thời điểm cuối năm

09-11-2023 05:51|Mai Chi

Các lô hàng giả mạo nhãn hiệu từ Samsung, FBJ, ASAHI cho tới Chanel, Dior, Louis Vuitton, Versace,…

Từ năm 2022 đến nay, lực lượng Hải quan Việt Nam đã xử lý gần 100 vụ việc liên quan đến vi phạm sở hữu trí tuệ. Trong đó có nhiều vụ việc được Cục Hải quan TP HCM và cơ quan trực thuộc phát hiện, các lô hàng này chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Thực tế, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới âm thầm diễn ra trong 365 ngày nhưng vào dịp cuối năm vấn nạn này lại trở nên "nóng" hơn với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường.

Thời điểm cuối năm 2022, Cục Hải quan TP HCM phát hiện một trường hợp nhập khẩu 14.400 bộ khóa móc xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu Zsolex-R, xuất xứ Trung Quốc, trị giá 79,6 triệu đồng. Vụ việc đã được chuyển cho UBND TP HCM xử phạt theo thẩm quyền, với hình thức phạt tiền 120 triệu đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm sau khi loại bỏ yếu tố vi phạm.

Ngoài ra, Cục Hải quan TP HCM còn phát hiện lô hàng nhập khẩu là vòng bi công nghiệp giả mạo nhãn hiệu NACHI, FBJ, ZWZ, SKF, ASAHI, xuất xứ Trung Quốc, trị giá trên 136 triệu đồng. Chủ lô hàng đã bị xử phạt hành chính 246 triệu đồng và bị buộc phải tiêu hủy hàng hóa vi phạm sau khi loại bỏ yếu tố vi phạm.

Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Cục Hải quan TP HCM cũng đã phát hiện một trường hợp nhập khẩu 60 bộ nhớ RAM giả nhãn hiệu Samsung, xuất xứ Trung Quốc, trị giá trên 322 triệu đồng. Trường hợp này doanh nghiệp vi phạm đã bị xử phạt với hình thức phạt tiền 500 triệu đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tái xuất hàng hóa vi phạm sau khi loại bỏ yếu tố vi phạm.

Bên cạnh đó, Cục Hải quan TP HCM cũng xử lý nhiều trường hợp vi phạm xâm phạm quyền SHTT đối hàng hóa nhập khẩu theo loại hình hàng quá cảnh.

Xử lý lô hàng giả mạo Samsung và Dior, đề phòng hàng “nhái” thời điểm cuối năm
Hàng thật và hàng giả

Cụ thể vào tháng 1/2023, UBND TP HCM đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính một doanh nghiệp số tiền 300 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Vụ việc này được phát hiện sau khi Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 kiểm tra một lô hàng quá cảnh. Qua kiểm đếm đã ghi nhận 14.100 đôi dép giả nhãn hiệu Chanel và Dior; 3.660 áo giả nhãn hiệu Louis Vuitton, Versace, Dior, trị giá gần 250 triệu đồng.

Lũy kế 8 tháng năm 2023 (từ 16/12/2022 đến 15/8/2023), toàn ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 11.329 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 4.435 tỷ đồng. Cơ quan Hải quan đã khởi tố 22 vụ và chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 78 vụ. Số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 363 tỷ đồng.

Theo thống kê trong tháng 9/2023, cơ quan chức năng kiểm tra 51.378 vụ (tăng 3,15% so với cùng kỳ năm trước), trong đó tổng số vụ vi phạm chuyên ngành và liên quan ngành là 3.201 vụ (tăng 71.35% so với hồi tháng 9/2022). Kèm với việc phát hiện và xử lý các vụ vi phạm hàng hoá, tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước hơn 61 tỷ đồng.

Qua đó có thể thấy các vụ vi phạm liên quan đến hàng gian, hàng giả hàng nhập lậu vẫn đang có dấu hiệu gia tăng.

Chuỗi Thanh Hằng Beauty Medi: Vỏ bọc hào nhoáng đang che phủ bức tranh tài chính ảm đạm?

Shark Bình mang cả quảng cáo lên Shark Tank: “Vì em dùng mPOS nên shark cũng chọn đầu tư vào em”

Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả yêu cầu cấp dưới phải là thạc sĩ, tiến sĩ

Ông lớn VnSteel (TVN) bất ngờ điều chỉnh kế hoạch về mức lãi 1 tỷ đồng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/xu-ly-lo-hang-gia-mao-samsung-va-dior-de-phong-hang-nhai-thoi-diem-cuoi-nam-209933.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Xử lý lô hàng giả mạo Samsung và Dior, đề phòng hàng “nhái” thời điểm cuối năm
POWERED BY ONECMS & INTECH