19 quốc gia bất ngờ cùng làm một hành động khiến nỗ lực phi USD hóa của BRICS như ‘hổ mọc thêm cánh’?
Bên cạnh UAE, các quốc gia Trung Đông khác như Bahrain và Ả Rập Xê-Út cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm CBDC cuối cùng. Điều đáng nói, việc các Ngân hàng Trung ương tham gia vào hệ thống CBDC như vậy có khả năng làm suy yếu 1 trụ cột chính đối với vị thế của đồng USD.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) xác nhận rằng 19 quốc gia đã bước vào giai đoạn gần như cuối cùng trong việc thử nghiệm CBDC (tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương của một quốc gia phát hành). Một trong số những quốc gia đó là thành viên mới gia nhập nhóm BRICS - Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Ngoài UAE, các quốc gia Trung Đông khác như Bahrain và Ả Rập Xê-Út cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm CBDC cuối cùng.
Điều đáng nói, cách đây không lâu, Giám đốc Christopher Granville của GlobalData TS Lombard đã nhận định việc các Ngân hàng Trung ương tham gia vào hệ thống CBDC như vậy có khả năng làm suy yếu 1 trụ cột chính đối với vị thế của đồng USD, đó là thanh toán quốc tế bên ngoài khu vực đồng euro. Theo đó, tác động của nó sẽ vẫn hiện hữu dù cho loại tiền tệ được chọn cho thanh toán xuyên biên giới có phần ít quan trọng về mặt hệ thống hơn là đồng USD.
Nền tảng Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đã cho phép thanh toán trực tiếp, ngang hàng đối với các hoá đơn thương mại và giao dịch ngoại hối bằng tiền kỹ thuật số của các quốc gia thành viên. Điều này càng chứng minh có vẻ nhiều Ngân hàng Trung ương đang lựa chọn “tách khỏi” Mỹ. Vị thế của đồng bạc xanh thật sự đang bị “thách thức”.
Ngoài UAE, các quốc gia Trung Đông khác như Bahrain và Ả Rập Xê-Út cũng đã bước vào giai đoạn thử nghiệm CBDC cuối cùng |
Được biết, Liên minh BRICS đang tìm cách tung ra một loại CBDC mới để thực hiện các giao dịch xuyên biên giới. Khối này đặt mục tiêu lật đổ đồng USD - phi USD hóa bằng cách đưa CBDC hoặc đồng nội tệ làm phương thức giao dịch thương mại chính.
IMF đã xác nhận rằng CBDC có thể thúc đẩy tài chính toàn diện và hiệu quả thanh toán giữa các nước BRICS. Ngay cả các quốc gia ở Trung Đông cũng có thể được hưởng lợi từ sự phát triển này và thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính.
“CBDC có khả năng nâng cao hiệu quả của các dịch vụ thanh toán xuyên biên giới. Đây dường như là một ưu tiên quan trọng đối với các nhà xuất khẩu dầu và các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh như Bahrain, Kuwait, Oman, Qatar, Ả Rập Xê-Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (thành viên BRICS). Đó là vì các khoản thanh toán xuyên biên giới tồn tại nhiều rào cản như khác định dạng, có các quy tắc hoạt động giữa các khu vực cũng như việc kiểm tra phức tạp. CBDC giải quyết những điểm thiếu hiệu quả này và có thể cắt giảm đáng kể chi phí giao dịch”, theo một bài đăng chi tiết của IMF.