Đe dọa cả đồng USD và hệ thống thanh toán SWIFT, BRICS có thể tạo ra một 'cơn bão tài chính'?
Việc mở rộng của BRICS không chỉ là bổ sung thêm thành viên mới mà còn thể hiện sự thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu.
Việc mở rộng BRICS đang gây ra một cơn bão tài chính, đặc biệt là đối với Mỹ và hệ thống thanh toán SWIFT. Ảnh hưởng ngày càng tăng của BRICS được cho là sẵn sàng định hình lại động lực tài chính toàn cầu. Liên minh này không chỉ mở rộng thành viên mà còn đang thách thức sự thống trị từ lâu của đồng USD trong các giao dịch quốc tế.
Động thái thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nội tệ thay vì đồng USD có thể làm giảm đáng kể lượng giao dịch SWIFT toàn cầu.
Việc mở rộng BRICS đang gây ra một cơn bão tài chính |
Thoát khỏi sự thống trị của đồng USD
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio đã nhấn mạnh tác động tiềm tàng của việc mở rộng BRICS đối với đồng USD và SWIFT. Những lo lắng của ông không phải là không có cơ sở.
Các nước BRICS đang dần “xa lánh” các giao dịch dựa trên đồng USD. Sự thay đổi này không chỉ là một chiến lược tài chính mà còn là một động thái địa chính trị nhằm giảm sự phụ thuộc vào hệ thống tài chính do phương Tây dẫn đầu.
Về cơ bản, việc mở rộng thành viên sẽ tăng gấp đôi quy mô của liên minh, khiến nó trở thành một đối trọng đáng gờm trước sự thống trị tài chính của Mỹ và châu Âu.
Các thành viên BRICS không chỉ tập hợp nguồn lực mà còn tìm ra những con đường mới cho các hoạt động tài chính. Mục đích là cung cấp cho các quốc gia đang phát triển những lựa chọn thay thế mô hình tài chính phương Tây. Cách tiếp cận này không chỉ đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế mà còn là động thái chiến lược nhằm tạo ra bối cảnh tài chính toàn cầu cân bằng hơn. Nói cách khác, nhóm này muốn hướng tới mở rộng và định vị vai trò nhằm tái cân bằng trật tự thế giới.
Viễn cảnh mới của tài chính toàn cầu
Tác động của việc mở rộng BRICS là sâu rộng. Vào năm 2024, nhóm đã phát triển thành BRICS+, tăng đáng kể sức nặng kinh tế và chiến lược với các thành viên mới như Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ả Rập Xê-Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mỗi quốc gia này đều mang lại nguồn lực đáng kể và ảnh hưởng địa chính trị, nâng cao vị thế chiến lược và kinh tế chung của BRICS.
Tác động của việc mở rộng BRICS là sâu rộng |
Ai Cập nắm quyền kiểm soát kênh đào Suez và sở hữu trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào, đã bổ sung thêm một khía cạnh chiến lược quan trọng cho BRICS+.
Ethiopia, bất chấp những thách thức kinh tế, nước này vẫn đóng góp đáng kể nhờ nguồn nước dồi dào và sản lượng nông nghiệp. Iran là một nước đóng vai trò quan trọng trong chính sách năng lượng toàn cầu nhờ trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên - từ đó giúp củng cố vị thế của BRICS trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Ả Rập Xê-Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đều là nhà sản xuất dầu lớn, không chỉ mang lại sức mạnh kinh tế mà còn biểu thị sự thay đổi trong các liên minh truyền thống và cho thấy xu hướng tự chủ, tránh khỏi ảnh hưởng của phương Tây.
Việc mở rộng của BRICS không chỉ là thêm thành viên mới mà còn thể hiện sự thay đổi trong cán cân quyền lực toàn cầu. Các quốc gia BRICS+ hiện chiếm một phần đáng kể về dân số, diện tích đất đai, sản lượng dầu mỏ và GDP toàn cầu. Sức mạnh tập thể này đặt ra thách thức trực tiếp cho các quốc gia G7.
BRICS đã có các cuộc thảo luận để đưa ra một loại tiền tệ chung và các lựa chọn thay thế cho hệ thống SWIFT. Điều này tiếp tục báo hiệu động thái hướng tới một trật tự tài chính mới. Sự thay đổi này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nhóm mong muốn tạo ra một trật tự thế giới đa trung tâm, thoát khỏi một thế giới đơn cực do các cường quốc phương Tây thống trị.
>> Kế hoạch loại bỏ đồng USD ‘chỉ thắng không thua’ nếu BRICS đồng lòng làm được ‘một việc’