Một doanh nghiệp chăn nuôi sở hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác thường sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho nhà đầu tư.
Kể từ đầu tháng 5 đến nay, thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhiều cổ phiếu ở nhiều ngành khác nhau. VnIndex tăng từ vùng 1.050 điểm lên vùng 1.112 điểm hiện tại tương đương mức tăng gần 6%. Nhiều mã cổ phiếu đã vượt lên bức tranh sáng màu của thị trường, nổi trội với sự bứt phá tăng giá trên 50%. Nhóm cổ phiếu nông nghiệp – thực phẩm – chăn nuôi là một trong những nhóm đang tạo được sự quan tâm lớn của giới đầu tư bởi đặc thù đây là ngành cung ứng hàng tiêu dùng thiết yếu cho người tiêu dùng. Nếu thị trường chứng khoán chung khởi sắc, cơ hội sẽ dễ dàng gọi tên cổ phiếu nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Nhân – Giám đốc Trung tâm kinh doanh - CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), cơ hội cổ phiếu nông nghiệp không dành cho tất cả. Có 4 tín hiệu nhà đầu tư cần quan tâm khi lựa chọn bắt đáy cổ phiếu nông nghiệp.
Thứ nhất, cần xét đến các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Một doanh nghiệp sở hữu lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp khác thường sẽ mang lại rất nhiều giá trị cho nhà đầu tư. Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại của doanh nghiệp trong thời gian dài và tạo ra giá trị ổn định cho các bên liên quan như cổ đông, nhân viên và đối tác.
Không chỉ thế, sở hữu lợi thế cạnh tranh cho phép doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh bằng khả năng tăng doanh số bán hàng, cắt giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất và cung cấp giá trị tốt hơn cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và lợi nhuận.
Lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp xây dựng danh tiếng và lòng tin của khách hàng. Điều này có thể đạt được thông qua việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả hơn và tạo ra mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
Lợi thế cạnh tranh cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự đột phá và sáng tạo trong doanh nghiệp. Để tồn tại và vượt qua các đối thủ, doanh nghiệp phải tìm ra những giải pháp sáng tạo, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, và liên tục cải tiến quy trình kinh doanh. Điều này đem lại giá trị bằng cách mang đến các sản phẩm và dịch vụ mới, tiên phong trong lĩnh vực của mình.
Lợi thế cạnh tranh cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút nhân tài và tạo ra vị thế, chỗ đứng cách biệt so với đối thủ.
Trên thị trường chứng khoán, có một số doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh đặc biệt và đây là điểm nhấn khiến cổ phiếu của doanh nghiệp đó thường đột phá hơn thị trường chung. Ví dụ, cổ phiếu DBC của Dabaco trong nhịp tăng vừa qua của thị trường chứng khoán đạt sự vượt trội với bứt phá tăng giá hơn 50% từ đáy so với 6% của VnIndex. Nguyên nhân là bởi Dabaco sở hữu một số lợi thế riêng có so với các doanh nghiệp khác:
Diễn biến đột phá của cổ phiếu DBC so với VnIndex
+ Dabaco sở hữu lợi thế R&D. Hoạt động R&D được Dabaco chú trọng từ những ngày đầu thành lập giúp công ty sở hữu những con giống tốt, thuốc thú y tốt giúp hoạt động chăn nuôi ít chịu rủi ro dịch bệnh, tạo ra những sản phẩm chế biến sâu phù hợp với ngành…
+Dabaco hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với mô hình 3F (Feed – Farm – Food) giúp doanh nghiệp tự chủ được từ khâu nguyên liệu đầu vào (thức ăn chăn nuôi) đến khâu giống, hoạt động chăn nuôi và chế biến sâu. Mô hình khép kín này là một lợi thế lớn giúp Dabaco dễ dàng giảm giá thành sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ.
+Hệ thống Nhà máy lớn rộng khắp cả nước giúp tiết kiệm chi phí logistic, phân phối. Đây cũng là một lợi thế lớn của công ty khi quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà máy đã có sự phân bổ trải dài các miền, giúp công ty tiết kiệm được chi phí logistics, phân phối….
Thứ hai, cần xem xét tính bền vững của doanh nghiệp
Tính bền vững của doanh nghiệp là một trong những yếu tố lớn cần xem xét khi lựa chọn đầu tư, đặc biệt là đầu tư ở vùng giá cổ phiếu đã trải qua một nhịp hồi phục đáng kể. Khi xem xét yếu tố bền vững của doanh nghiệp có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau như: Lịch sử hình thành thế nào? Đương đầu, vượt qua khó khăn của từng thời kỳ ra sao? Năng lực quản trị, năng lực con người…của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua những yếu tố khó lường trong nền kinh tế hiện nay ra sao…
Thứ ba, nên quan tâm những vận hội mới, yếu tố đột biến hoặc khả năng tạo ra những đột biến của doanh nghiệp
Đây là một trong những điểm quan trọng nhất khi bắt đáy cổ phiếu đặc biệt là cổ phiếu ngành nông nghiệp. Nếu doanh nghiệp năm này sang năm khác giữ nguyên một quy mô, giữ nguyên hoạt động kinh doanh…thì sẽ không có nhiều yếu tố tạo ra cơ hội lớn cho nhà đầu tư. Trong khi đó, nếu doanh nghiệp đang có những kế hoạch, cơ hội mới để bứt phá trên nền tảng vững chắc cũ thì câu chuyện hoàn toàn khác. Ví dụ, ở Dabaco nêu trên, nhà đầu tư có thể dễ dàng nhìn thấy 2 điểm có thể biến đổi gia tăng giá trị cho công ty trong tương lai là: Câu chuyện R&D vắc xin dịch tả lợn Châu Phi và câu chuyện của thoái vốn mảng bất động sản mang lại lợi nhuận đột biến đã công bố từ trước.
Thứ tư, nên xem xét cơ hội của doanh nghiệp gắn với yếu tố ngành
Nếu doanh nghiệp kinh doanh tốt mà ngành đang gặp nhiều yếu tố chưa phù hợp thì sẽ khó lòng có cơ hội đầu tư tốt. Doanh nghiệp tốt được hậu thuẫn bởi yếu tố ngành tốt, có tiềm năng tăng trưởng tốt thì sẽ giống như chiếc diều no gió, sẽ khởi sắc mạnh mẽ.
Tin vui nối tiếp tin vui, Dabaco sẽ sớm vượt đích lợi nhuận?
Cổ phiếu đáng chú ý ngày 13/11: DBC, VCG, NKG
Đối trọng của Dabaco (DBC) báo lãi tăng bằng lần, tổng đàn heo hơn nửa triệu con