Bất động sản

5 năm nữa, TP giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 44 bến cảng, quy mô hơn 77.000 tỷ

Việt Hoàng 13/04/2025 06:00

Đến năm 2030, TP. HCM sẽ có từ 41-44 bến cảng, tương ứng 89-94 cầu cảng với tổng chiều dài 16.588,2-18.588,2m (chưa bao gồm các bến khác).

Theo Báo Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định số 407/QĐ-BXD phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP. HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển TP. HCM bao gồm các khu bến: Cát Lái - Phú Hữu, sông Sài Gòn, Hiệp Phước, Nhà Bè, Long Bình, khu bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ, các bến cảng tiềm năng tại huyện Cần Giờ, cùng hệ thống bến phao, khu neo đậu chờ, tránh và trú bão.

Đến năm 2030, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển TP. HCM dự kiến đạt 228-253 triệu tấn, trong đó hàng container chiếm 11,41-12,8 triệu TEU (chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế). Lượng hành khách qua cảng đạt khoảng 170.600-184.400 lượt.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Cũng trong giai đoạn này, TP. HCM sẽ có từ 41-44 bến cảng, tương ứng 89-94 cầu cảng với tổng chiều dài 16.588,2-18.588,2m (chưa bao gồm các bến khác).

Về tầm nhìn đến năm 2050, sản lượng hàng hóa thông qua dự kiến tăng trưởng bình quân 3,5-3,8%/năm; hành khách tăng 0,9-1%/năm.

>> Đề xuất giải thể huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7

Một trong những trọng điểm hạ tầng được nhấn mạnh là việc đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, nhằm cùng với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tạo thành trung tâm trung chuyển quốc tế quy mô lớn mang tầm khu vực châu Á và thế giới. Đồng thời, quy hoạch cũng xác định lộ trình di dời các bến cảng trên sông Sài Gòn để phù hợp với định hướng phát triển không gian đô thị TP. HCM.

Cụ thể, trong giai đoạn đến năm 2030, khu bến trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ có từ 2-4 bến cảng (2-4 cầu cảng) với tổng chiều dài từ 1.016-2.016m.

Dự kiến tiếp nhận tàu trọng tải đến 250.000 tấn (tương đương 24.000TEU) hoặc lớn hơn nếu đủ điều kiện, đáp ứng sản lượng hàng hóa từ 22,8-57,6 triệu tấn (2,4-4,8 triệu TEU).

Tầm nhìn đến năm 2050, khu bến Cần Giờ sẽ được phát triển với quy mô khoảng 13 bến cảng, đáp ứng nhu cầu trung chuyển container quốc tế cũng như tăng trưởng hàng hóa.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển TP. HCM đến năm 2030 ước khoảng 77.452 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 2.952 tỷ đồng dành cho hạ tầng hàng hải công cộng và 74.500 tỷ đồng cho đầu tư các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

Các dự án được ưu tiên triển khai bao gồm: đầu tư luồng tàu trọng tải lớn vào khu bến Cần Giờ; xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng phục vụ an toàn hàng hải như khu neo đậu, tránh, trú bão và hệ thống quản lý chuyên ngành; phát triển bến cảng khách quốc tế, bến du lịch và du thuyền gắn với các vùng động lực du lịch.

Để triển khai quy hoạch, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương khuyến khích xây dựng các bến cảng dùng chung trong khu kinh tế, khu công nghiệp nhằm tối ưu hiệu quả sử dụng đất, mặt nước. Đặc biệt, các bến cảng mới tại khu trung chuyển quốc tế Cần Giờ cần cam kết khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam không vượt quá 20-25% tổng lượng hàng hóa qua cảng.

Bên cạnh đó, cơ chế huy động đa dạng nguồn lực trong và ngoài nước sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm cả hình thức khai thác nguồn lực từ đất, mặt nước và thu từ cho thuê hạ tầng cảng đầu tư bằng vốn ngân sách.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho hệ thống cảng biển TP. HCM đến năm 2030 ước đạt khoảng 77.452 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 2.952 tỷ đồng dành cho phát triển hạ tầng hàng hải công cộng và khoảng 74.500 tỷ đồng đầu tư vào các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa.

Các dự án được ưu tiên triển khai bao gồm: đầu tư luồng cho tàu trọng tải đến 250.000 tấn ra vào bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, đồng bộ với quy mô các bến cảng trong khu vực; xây dựng hệ thống hạ tầng công cộng phục vụ bảo đảm an toàn hàng hải như khu neo đậu chờ, tránh, trú bão và các cơ sở vật chất phục vụ quản lý chuyên ngành; phát triển các bến cảng hành khách quốc tế, bến du lịch và bến du thuyền gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch.

Theo Cục Thống kê TP. HCM, kinh tế thành phố năm 2024 tiếp tục duy trì đà phục hồi ổn định. TP.HCM dẫn đầu cả nước với GRDP năm 2024 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 1,17 triệu tỷ đồng, tăng 7,17%, tương đương 1,78 triệu tỷ đồng theo giá hiện hành.

>> Dự án khu du lịch gần 6.500 tỷ của Novaland tại ‘thủ phủ resort’ Việt Nam đón tin vui

Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch vùng cảng biển TPHCM, vốn đầu tư hơn 77.400 tỷ

Sau sáp nhập, một địa phương của Việt Nam sẽ sở hữu cảng biển lớn nhất miền Bắc cùng sân bay quốc tế quy mô lớn

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/5-nam-nua-tp-giau-nhat-viet-nam-se-co-them-44-ben-cang-quy-mo-hon-77000-ty-202250412173632473.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    5 năm nữa, TP giàu nhất Việt Nam sẽ có thêm 44 bến cảng, quy mô hơn 77.000 tỷ
    POWERED BY ONECMS & INTECH